- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2004/CT-UB | Đồng Hới, ngày 11 tháng 5 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 46/QĐ - HĐQT, ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Bước đầu, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội từ tỉnh đến huyện đã được hình thành và đã chủ động tổ chức huy động vốn để cho vay theo kế hoạch, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo trong tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương, cơ sở vật chất thiếu thốn, ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Để triển khai thực hiện tốt nội dung của Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg , ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ban ngành, các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh thực hiện tốt những nội dung công việc sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức tốt các phong trào thi đua sôi nổi, khơi dậy và huy động nguồn lực của toàn dân, của mỗi xóm, làng, của mỗi gia đình và của các dòng tộc,...phấn đấu để nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho mình và cho quê hương, đất nước. Đồng thời phải thường xuyên biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc cũng như nhân rộng những gương tốt, việc tốt, cách làm hay trong công tác xoá đói giảm nghèo.
2. Các cấp, các ngành cần quan tâm tập trung nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
a. Sở Tài chính chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh trích một phần vốn ngân sách từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch hàng năm để tăng nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Đồng thời, rà soát lại và tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách địa phương đang cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, kể cả quỹ cho vay xoá đói, giảm nghèo do địa phương lập (nếu có) vào đầu mối Ngân hàng Chính sách xã hội.
b. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trình Hội đồng nhân dân và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc trích một phần từ nguồn nguồn tăng thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch ngân sách hàng năm để chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn bổ sung vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các huyện, thị xã cần có kế hoạch bổ sung thêm vốn uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý, cho vay theo chương trình, dự án chỉ định của địa phương, để sớm hoàn thành chương trình xoá đói, giảm nghèo của địa phương mình.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động tìm kiếm các nguồn vốn từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài để đầu tư xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm tại Quảng Bình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp cận để quản lý và sử dụng nhiều hơn các nguồn vốn ưu đãi cũng như các hỗ trợ về kỷ thuật từ các chương trình, dự án này. Đồng thời, mời các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh có các nguồn vốn hổ trợ cho chương trình tín dụng xoá đói, giảm nghèo chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý để cho vay và quay vòng vốn.
d. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; có các giải pháp tham mưu tích cực cho UBND tỉnh về vai trò tín dụng chính sách xã hội; năng động, tích cực hơn nữa trong việc tranh thủ nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương theo hướng khả năng có thể, triển khai thực hiện tốt các hình thức huy động vốn phù hợp với từng đối tượng, từng thời gian, tìm kiếm các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
3. Tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, giám sát sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời cả gốc và lãi.
a. Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh, các huyện, thị xã và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện chủ động đề xuất với lãnh đạo địa phương các giải pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách về việc tổ chức lại sản xuất, gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ, chỉ dẫn thị trường đầu ra.
b. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo chính quyền cấp xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở xã và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức rà soát các tổ tương trợ được thành lập theo quy định của Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, để kiện toàn thành lập lại tổ vay vốn theo quy định của Quyết định 783/HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội; chỉ đạo các ngành và ban chỉ đạo xáo đói, giảm nghèo phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để cùng phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thị xã thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
c. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị ở địa phương phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, đảm bảo vốn vay đến với người nghèo và các đối tượng chính sách, phát huy được hiệu quả; người vay vốn phát triển được sản xuất, cải thiện đời sống và trả nợ Ngân hàng.
- Ngân hàng Chính sách xã hội phải đẩy mạnh công tác tự kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị mình; kiên quyết không để bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào chiếm dụng tiền vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội . Các vụ việc tổ vay vốn, chính quyền xã, thôn chiếm dụng vốn còn tồn đọng cần phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý dứt điểm.
- Đối với những trường hợp khách hàng vay có khả năng trả nợ, nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội cần kịp thời báo cáo với cấp uỷ Đảng và chính quyền xã, phường, thị trấn có các biện pháp thích hợp, kể cả cưỡng chế, để thu hồi nợ, kiên quyết không để nguồn vốn tín dụng xoá đói, giảm nghèo bị mất mát, lãng phí, cần phải được bảo toàn và ngày càng phát triển.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ của các cấp chính quyền để thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương mình. Vì vậy Chính quyền các cấp, các ngành cần phải đặc biệt quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thích đáng để Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp sớm có đủ điều kiện và phương tiện hoạt động, đảm bảo an toàn và thuận lợi.
a. Uỷ ban nhân dân các huyện nắm lại các điều kiện về cơ sở vật chất của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trên địa bàn để tạo điều kiện về: trụ sở làm việc như cho mượn hoặc chuyển giao sử dụng lâu dài, các phương tiện, thiết bị văn phòng... Đồng thời, xem xét, bố trí quỹ đất ở trung tâm huyện để Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng trụ sở Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
b. Sở Tài chính chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương rà soát lại toàn bộ các trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp và nhà nước trên địa bàn đã tổ chức lại hoặc giải thể, sát nhập...; thu hồi các trụ sở dôi ra, không cho phép sử dụng để kinh doanh, cho thuê, làm nhà khách... trái với quy định của Chính phủ, của tỉnh mà phải ưu tiên chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội làm trụ sở.
5. Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thực sự là người bạn tin cậy, gần gũi với các hộ nghèo với các gia đình chính sách; không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, góp phần tích cực và xứng đáng vào Chương trình xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả lên UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | TM.UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 4Quyết định 17/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 15/2018/QĐ-UBND
- 5Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 13/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Chỉ thị 09/2004/CT-TTg nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 783/QĐ-HĐQT năm 2003 Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 3Quyết định 17/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 15/2018/QĐ-UBND
- 4Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 13/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 15/2004/CT-UB về nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 15/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/05/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phạm Thị Bích Lựa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực