- 1Nghị định 168-HĐBT năm 1990 quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp và các ngành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 50-CP năm 1997 về Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương
- 3Chỉ thị 07/1999/CT-TTg về công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/1999/CT-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1999
Năm 1998 ở khu vực Nam bộ mùa mưa bắt đầu và kết thúc muộn. Đặc biệt, áp thấp nhiệt đới và bão hoạt động trên biển Đông dồn dập từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12, ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, lốc xoáy, giông mạnh, mưa to, sét đánh đã gây thiệt hại về người và tài sản của thành phố.
Năm 1999, theo nhận định dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong mùa mưa sẽ có từ một đến hai đợt hạn trên diện rộng vào tháng 7 và 8. Số bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông nhiều hơn trung bình nhiều năm. Mực nước lũ chính vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 07/1999-CT-TTg ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và chủ động đối phó tình huống bất lợi bão, lụt, nhằm hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do thiên tai;
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Chỉ thị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện khẩn trương thực hiện tốt các công việc chủ yếu sau đây :
1. Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão năm 1998, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai ở từng sở-ngành, quận-huyện, phường-xã, thị trấn. Lập kế hoạch và hoàn chỉnh phương án phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1999 thiết thực, cụ thể, sát hợp đặc điểm của đơn vị, địa phương trong trường hợp diễn biến thời tiết bình thường và bất lợi.
2. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các sở-ngành, quận-huyện, phường-xã, thị trấn theo Nghị định số 168/HĐBT ngày 19 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); củng cố mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt từ thành phố đến quận-huyện, phường-xã, thị trấn. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã và thị trấn nghiêm túc thực hiện chế độ trực ban khi được cảnh báo, báo động lụt, bão; phải triển khai ngay các biện pháp phòng, chống lụt, bão tương ứng với cấp báo động, cảnh báo.
3. Các sở-ngành của thành phố thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng ngành mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố và các địa phương để triển khai sớm công tác phòng, chống lụt bão. Đặc biệt, ngành thủy sản thành phố phối hợp huyện Cần Giờ tổ chức thực hiện và kiểm tra nghiêm túc các quy định bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chuẩn bị tốt phương án tìm kiếm cứu nạn trên không, trên biển và sẵn sàng ứng cứu cho ngành thủy sản thành phố và tỉnh bạn khi cần thiết. Đồng thời, cùng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố liên hệ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên không để hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
4. Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố :
4.1. Hướng dẫn lập các các đề án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão của các sở-ngành, quận-huyện và tổ chức kiểm tra một số đơn vị, địa phương trọng điểm vào lúc trước, trong và sau mùa mưa.
4.2. Chuẩn bị đầy đủ về địa điểm di dời dân ở vùng ngập sâu, nước biển dâng, sông xói lở và lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật tư, phương tiện khi có bão, lụt xảy ra và ứng cứu kịp thời khi có lệnh điều động.
5. Các cơ quan, đơn vị đóng ở các quận nội thành, các khu vực đô thị hóa, các vùng đông dân cư có nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với các sở-ngành chức năng để kiểm tra kỹ hệ thống điện, kho tàng (vật tư, thiết bị, lương thực, hàng hóa,...), thoát nước, thông tin liên lạc, nhà ở, các chung cư, trạm, trại, chợ, cây xanh dễ đổ ngã,... Trên cơ sở đó lập phương án, kế hoạch phòng tránh những thiệt hại về người và tài sản do bão, lụt, mưa to, giông, lốc xoáy có thể xảy ra.
Các huyện và quận có sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp phải tổ chức kiểm tra các công trình, khu vực có khả năng bị ngập úng; triển khai phương án tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới các công trình phòng lụt, thoát nước; nạo vét kênh mương, sửa chữa trạm bơm,.v.v... nhằm bảo vệ sản xuất các vụ hè thu, vụ mùa và ao hồ thủy sản.
6. Giao Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố, phối hợp với Phân Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão miền Nam, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng và các báo, đài Truyền hình, đài Phát thanh thành phố để kịp thời nắm chắc thông tin về dự báo thời tiết và xả lũ để phòng tránh ngập úng và bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản nhân dân thành phố.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn, Thủ trưởng các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có trách nhiệm thu và nộp quỹ phòng, chống lụt, bão đúng theo Nghị định số 50/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và của quỹ phòng, chống lụt, bão để xây dựng, sửa chữa các công trình phòng, chống lụt bão phải sử dụng đúng mục đích và quyết toán theo quy định của Nhà nước.
Phát huy cao tinh thần trách nhiệm và hết sức đề cao cảnh giác đối với tình hình thời tiết lụt, bão diễn biến phức tạp. Các địa phương, đơn vị cần nắm vững và quán triệt phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tích cực chuẩn bị tốt công tác phòng, chống lụt, bão nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân thành phố.
Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các sở-ngành, các cấp để tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; đồng thời báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và khó khăn, vướng mắc về Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Báo cáo 1811/BC-HQTH tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012 - phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 do Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Báo cáo 1907/BC-HQĐNg tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012 phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2013 do Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Nghị định 168-HĐBT năm 1990 quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp và các ngành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 50-CP năm 1997 về Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương
- 3Chỉ thị 07/1999/CT-TTg về công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Báo cáo 1811/BC-HQTH tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012 - phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 do Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Báo cáo 1907/BC-HQĐNg tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012 phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2013 do Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng ban hành
Chỉ thị 15/1999/CT-UB-KT về công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 1999 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 15/1999/CT-UB-KT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/06/1999
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/1999
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực