Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Long An, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
Từ khi Luật Tần số vô tuyến điện ban hành, mạng lưới thông tin vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh được phát triển mạnh, sử dụng hiệu quả ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định như: Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, sự phối hợp quản lý chưa đồng bộ, việc xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng chưa kịp thời và thiếu kiên quyết, một số tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa nhận thức đầy đủ, chấp hành chưa nghiêm các quy định,... Những tồn tại, hạn chế trên tiềm ẩn nguy cơ gây can nhiễu tần số làm ảnh hưởng đến an toàn thông tin quốc gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh và gây thiệt hại về kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II và các sở ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
- Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II để thực hiện tốt việc cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chủ động thực hiện hoặc phối hợp theo yêu cầu của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh; kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm.
- Có ý kiến về tần số, máy phát sóng vô tuyến điện đối với các dự án đầu tư mới máy phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Tần số vô tuyến điện.
2. Sở Công Thương: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh các thiết bị vô tuyến điện không có nguồn gốc hợp pháp, chưa được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy; đặc biệt là các loại thiết bị phá sóng (gây nhiễu) thông tin di động, thiết bị phá sóng định vị vệ tinh (GPS), thiết bị không dây chuẩn DECT 6.0 (băng tần 1900 - 1930 MHz).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ phương tiện nghề cá các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; thông qua công tác chứng nhận đăng ký tàu cá, chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hướng dẫn và yêu cầu chủ phương tiện thực hiện đúng quy định.
- Chỉ đạo doanh nghiệp chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với nhà đầu tư thứ cấp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong phạm vi quản lý như: Các Công ty dịch vụ bảo vệ, dịch vụ vệ sinh,...
- Yêu cầu các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phối hợp tốt và hỗ trợ tích cực để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát, xử lý can nhiễu và kiểm tra, thanh tra về tần số và thiết bị vô tuyến điện.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm về tần số vô tuyến điện liên quan đến an ninh thông tin, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
- Chỉ đạo Công an các địa phương, đơn vị phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp tàng trữ, lưu thông, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định của pháp luật.
6. Cục Hải quan: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc nhập khẩu trái phép vào thị trường trong nước các thiết bị vô tuyến điện không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện; đặc biệt là các loại thiết bị phá sóng (gây nhiễu) thông tin di động, thiết bị phá sóng định vị vệ tinh (GPS), thiết bị không dây chuẩn DECT 6.0 (băng tần 1900 - 1930 MHz).
7. Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện trên địa bàn.
- Chỉ đạo, quán triệt Đài phát thanh cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND cấp xã không đầu tư mới thiết bị truyền thanh không dây nằm trong dải tần 87-108 MHz; đối với các hệ thống truyền thanh không dây đang hoạt động trong dải tần 87-108 MHz, phải sớm có kế hoạch chuyển đổi về dải tần 54-68 MHz. Yêu cầu các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã khi lập dự án đầu tư thiết bị phát thanh FM (Đài Truyền thanh cấp huyện), thiết bị truyền thanh không dây (Đài Truyền thanh cấp xã) phải lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông về tần số và thiết bị vô tuyến điện trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động: Thường xuyên rà soát, kiểm tra vùng phủ sóng, kịp thời đầu tư cải thiện chất lượng, mở rộng vùng phủ sóng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ nhằm hạn chế, đẩy lùi việc sử dụng thiết bị kích sóng gây can nhiễu cho mạng di động.
10. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
- Nghiêm túc chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; thực hiện quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích tần số, băng tần đã được cấp, phân bổ.
- Không sản xuất, tàng trữ, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện, máy điện thoại không dây không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện, chưa thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
- Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong thực hiện kiểm soát, tranh tra, kiểm tra và xử lý can nhiễu về tần số.
Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UNBD các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2Chỉ thị 12/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Chỉ thị 35/CT-UB năm 2003 về tăng cường công tác quản lý tần số và máy phát vô tuyến điện do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chỉ thị 18/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Chỉ thị 14/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phối hợp quản lý, cấy giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Chỉ thị 12/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Chỉ thị 35/CT-UB năm 2003 về tăng cường công tác quản lý tần số và máy phát vô tuyến điện do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 18/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Thông tư 05/2015/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Chỉ thị 14/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 9Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phối hợp quản lý, cấy giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ thị 14/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Đỗ Hữu Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra