Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 4 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ SAN HÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
San hô là các sinh vật biển (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới. Rạn san hô là các hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng, là nơi sinh sản, sinh trưởng và trú ngụ lý tưởng của hơn 4.000 loài cá, vô số loài thân mềm, giáp xác và nhiều động vật khác, san hô còn là lá chắn để bảo vệ bờ biển. San hô được sử dụng rộng rãi, sản xuất vôi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống của con người.
Ở Quảng Ngãi, san hô phân bố tập trung chủ yếu ở vùng ven biển từ Sa Kỳ đến Dung Quất và xung quanh đảo Lý Sơn tạo thành hệ sinh thái biển khá đặc sắc. Trong thời gian qua, một số địa phương ven biển, hải đảo đã triển khai công tác tuyên truyền về tác hại của việc khai thác san hô biển. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn các huyện ven biển diễn ra tình trạng một số người dân vì lợi ích cá nhân đã khai thác, vận chuyển trái phép san hô, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, gây mất an ninh trật tự trên biển, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ, nhất là ngư dân nghèo không có phương tiện sản xuất.
Thực hiện Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Để quản lý, khai thác và bảo vệ san hô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển bền vững; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ thị:
1. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, hủy hoại tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác dưới mọi hình thức; trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật và hành vi neo đậu tàu cá trong trường hợp bất khả kháng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân Luật Thủy sản, Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Phòng Biển và Hải đảo, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Công Thương và UBND các huyện, ven biển và Lý Sơn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác.
3. Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện ven biển, hải đảo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác theo quy định tại Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình phát thanh và truyền hình để tuyên truyền những quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bản trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác.
5. UBND các huyện ven biển và Lý Sơn: Chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân cam kết không khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bản trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển. Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, các phòng, ban của huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện ven biển và Lý Sơn nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 3Quyết định 54/2005/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý tài nguyên san hô trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 09/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 54/2005/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý tài nguyên san hô do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Chỉ thị 13/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo vệ san hô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/04/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trương Ngọc Nhi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra