Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2010/CT-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; một trong các nội dung quan trọng của Nghị quyết là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ và chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật đã quy định nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong ba lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Để đảm bảo thi hành nghiêm Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn có trách nhiệm:
1.1. Triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức hiểu rõ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các quy định có liên quan đến hoạt động công chức, công vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân.
1.2. Phân công, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và tham mưu giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị gây ra khi thi hành công vụ. Riêng Sở Tư pháp với chức năng là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của nhà nước cần phải có phương án kiện toàn bộ máy chuyên môn giúp việc theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
1.3. Thực hiện việc rà soát các vụ việc cá nhân, tổ chức có yêu cầu bồi thường thiệt hại tại cơ quan, đơn vị (thống kê đầy đủ các vụ việc đã, đang và chưa được xem xét, giải quyết).
1.4. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
1.5. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
1.6. Phối hợp với Sở Tài chính trong việc xác định nhu cầu kinh phí và lập dự toán kinh phí hàng năm để đảm bảo công tác bồi thường đúng quy định.
1.7. Định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường của nhà nước tại cơ quan, đơn vị, đồng thời đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:
2.1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của nhà nước trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2.2. Phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố thực hiện việc truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các quy định pháp luật khác để nhân dân nhận thức được tính ưu việt của Luật và thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đúng quy định pháp luật.
2.3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giải quyết bồi thường của nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước thông suốt và hiệu quả. Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố.
2.4. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện.
2.5. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
2.6. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
2.7. Rà soát, hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật; những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức nhằm hạn chế các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ của cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán ngân sách để đảm bảo nguồn kinh phí chi trả tiền bồi thường theo đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Chỉ thị 08/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 4855/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021
- 5Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kỳ Hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 4855/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021
- 3Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kỳ Hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 3Chỉ thị 04/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Chỉ thị 08/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
Chỉ thị 13/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 13/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/05/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Minh Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 55
- Ngày hiệu lực: 20/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra