ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1209/CT-UBND | Hà Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh của các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý; bảo đảm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn bất cập: Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ nên đã xảy ra tình trạng trong thanh tra, kiểm tra còn trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các cơ quan, nhất là giữa cơ quan thanh tra hành chính, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm toán nhà nước và thanh tra các Bộ, ngành, nhiều doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra nhiều lần đã gây không ít khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhằm chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất, kinh doanh; đảm bảo thực hiện nghiêm túc Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phải nâng cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc về quan điểm, mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng cho các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương, không để xảy ra việc chồng chéo, trùng lặp nội dung, đối tượng thanh tra. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các doanh nghiệp.
Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành thanh tra, kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp thành tra lại); việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra.
Đối với những doanh nghiệp cần phải thanh tra, kiểm tra về nhiều lĩnh vực có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo, thành lập đoàn thanh tra liên ngành nhằm giảm bớt các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp phải ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra theo quy định và phải báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp biết, chỉ đạo.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng luật pháp về nội dung, quy trình, thời hạn tiến hành thanh tra, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sau thanh tra, kiểm tra hướng dẫn các doanh nghiệp khắc phục, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.
2. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn các sở, ngành, UBND huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm; tổng hợp, rà soát chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố để phát hiện, kịp thời xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các tổ chức thanh tra sở, ngành đối với thanh tra huyện, thành phố; chủ trì, phối hợp với thanh tra bộ, ngành trung ương xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn liên ngành trong trường hợp cần tiến hành thanh tra, kiểm tra trong nhiều lĩnh vực, nội dung đối với doanh nghiệp.
3. Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp chỉ tiến hành theo chương trình, kế hoạch hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc có tin báo tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và phải có quyết định thanh tra, kiểm tra bằng văn bản của người thẩm quyền; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
4. Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, không tùy tiện kiểm tra doanh nghiệp về những nội dung không thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý thị trường.
5. Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp có biện pháp phối hợp, tăng cường công tác hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp nắm rõ các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn các doanh nghiệp thường xuyên tăng cường việc tự thanh tra, kiểm tra.
6. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật kịp thời khắc phục những vi phạm và thực hiện nghiêm túc các quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành.
7. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán nhà nước, các cơ quan kiểm tra của Đảng, thanh tra các Bộ, ngành trung ương trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hàng năm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Giao Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 14/2012/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, văn bản giải quyết tố cáo và kết luận thanh tra kinh tế - xã hội của bộ, ngành trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 1989/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5Quyết định 5514/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 3Chỉ thị 14/2012/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, văn bản giải quyết tố cáo và kết luận thanh tra kinh tế - xã hội của bộ, ngành trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1989/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 8Quyết định 5514/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chỉ thị 1209/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 1209/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 20/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực