Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Bình Dương, ngày 05 tháng 7 năm 2021 |
Thời gian qua, trước diễn biến rất phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ trong phòng, chống dịch. Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện ngay từ cơ sở là nhiều nơi đã thành lập các Tổ Covid cộng đồng, Tổ an toàn Covid tại các địa bàn, doanh nghiệp, bước đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát dịch của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid vẫn còn lúng túng, một số nơi hoạt động còn hình thức, quy mô, số lượng, thành phần còn bất cập; nhiệm vụ của các thành viên Tổ chưa cụ thể, chưa sâu sát kiểm điểm, đánh giá hàng ngày, công tác giám sát dịch chưa kịp thời, chậm thông báo cho chính quyền và cán bộ y tế đến kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm... Nguyên nhân do nhận thức của người đứng đầu một số địa phương, đơn vị, ý thức của người dân, chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ về vị trí, vai trò của Tổ chưa đúng mức; các cơ quan chức năng cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như thiếu kiểm tra đôn đốc và giám sát việc triển khai thực hiện; tổ chức Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid tại một số nơi còn chưa phù hợp...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, đồng thời phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng và doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các cấp, các ngành cần quán triệt nghiêm túc về vị trí, vai trò của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid; phải xác định Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid là vũ khí chiến lược trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với mục tiêu là giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 chủ động tại từng hộ gia đình, từng đơn vị, từng doanh nghiệp. Tổ Covid cộng đồng, Tổ an toàn Covid chính là cầu nối chủ động về công tác phòng, chống dịch của chính quyền và ngành y tế đến với nhân dân, doanh nghiệp, giúp cho người dân, doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.
2. Rà soát, thành lập ngay các Tổ Covid cộng đồng (Tổ phòng chống Covid trong cộng đồng) ở tất cả các khu dân cư, khu nhà trọ trên địa bàn, đảm bảo 100% các đơn vị dân cư có sự giám sát của Tổ Covid cộng đồng trước ngày 10/07/2021:
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Tiểu ban chỉ đạo hoạt động của Tổ Covid cộng đồng (do 01 đồng chí Lãnh đạo UBND làm Trưởng Tiểu ban) và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giám sát hoàn thành trước ngày 10/07/2021; Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khẩn trương rà soát, thành lập ngay, kiện toàn, củng cố mô hình hoạt động của Tổ Covid cộng đồng theo đúng yêu cầu của Chỉ thị này và hướng dẫn của Sở Y tế; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở; nghiêm túc xử lý các trường hợp không chấp hành công tác phòng chống dịch; quán triệt sâu sắc trách nhiệm của Tổ Covid cộng đồng tại các điểm dân cư, khu nhà trọ, tổ dân phố, ấp, khu phố, kết hợp với hướng dẫn hoạt động của các Tổ trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất.
- UBND xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch hoạt động của Tổ Covid cộng đồng, Quyết định thành lập các Tổ Covid cộng đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổ (mẫu Quyết định và nhiệm vụ của Tổ Covid cộng đồng gửi kèm), quy mô mỗi Tổ Covid cộng đồng gồm 3-4 người: là cán bộ tổ, ấp, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư, chủ nhà trọ (tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách tối đa 50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ viên); Tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, đồng thời hỗ trợ các điều kiện để Tổ Covid cộng đồng hoạt động được hiệu quả. Đôn đốc, giám sát các Tổ Covid cộng đồng để đảm bảo hoạt động thực chất, tránh hình thức.
- Tiểu ban chỉ đạo hoạt động của Tổ Covid cộng đồng cấp huyện thành lập nhóm Zalo của Tiểu ban (gồm các thành viên Tiểu ban, các thành viên cấp xã,...), mỗi UBND xã, phường, thị trấn thành lập 01 nhóm Zalo của Tổ Covid cộng đồng (Lãnh đạo UBND, Trưởng trạm y tế xã, Trưởng Công an xã, Tổ trưởng các Tổ Covid cộng đồng,...) để triển khai các hoạt động, nắm và báo cáo tình hình đảm bảo chính xác, kịp thời.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thành lập và tổ chức triển khai hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19.
3. Rà soát, thành lập ngay các Tổ An toàn Covid (Tổ phòng chống Covid trong sản xuất, kinh doanh) ở tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống (gọi tắt là doanh nghiệp) trên địa bàn, đảm bảo 100% các doanh nghiệp có sự giám sát của Tổ An toàn Covid trước ngày 10/07/2021:
Phân công:
- Đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp: do Ban Quản lý các Khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách.
- Đối với doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp và siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống: do Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách. Riêng đối với các chợ truyền thống, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương phụ trách.
- Đối với các doanh nghiệp còn lại nằm ngoài khu, cụm công nghiệp: do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách.
Các cơ quan, đơn vị được phân công như trên có trách nhiệm tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Yêu cầu Giám đốc/chủ sử dụng lao động của nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch hoạt động của Tổ An toàn Covid, quyết định thành lập các Tổ An toàn Covid phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổ, trong đó có phân công trách nhiệm phụ trách cụ thể cho từng thành viên (nhiệm vụ của Tổ An toàn Covid gửi kèm). Mỗi phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/vị trí làm việc cần thành lập ít nhất 01 Tổ An toàn Covid hoạt động kiêm nhiệm. Trường hợp tổ sản xuất có đông người lao động thì có thể thành lập nhiều Tổ An toàn Covid. Mỗi tổ từ 2-3 người, thành phần nên gồm lãnh đạo các tổ/đội/nhóm; đại diện công đoàn, các công nhân, người lao động trực tiếp làm việc tại nơi sản xuất, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, có uy tín hoặc những người là an toàn vệ sinh viên tại cơ sở. Tốt nhất mỗi tổ phụ trách khoảng 50 công nhân. Khuyến khích Giám đốc/chủ sử dụng lao động xem xét có các hình thức bồi dưỡng, hỗ trợ về vật chất, khen thưởng động viên kịp thời, khuyến khích Tổ An toàn Covid tại doanh nghiệp hoạt động tích cực và có hiệu quả.
- Tăng cường hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các doanh nghiệp, hoạt động của các Tổ An toàn Covid theo các hướng dẫn của ngành Y tế thông qua các Đoàn kiểm tra, giám sát và các hình thức khác, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
- Thành lập các nhóm Zalo và hướng dẫn doanh nghiệp thành lập các nhóm Zalo phù hợp để triển khai các hoạt động, nắm và báo cáo tình hình đảm bảo chính xác, kịp thời.
4. Chế độ thông tin, báo cáo (ngoài chế độ báo cáo theo quy định):
- Giao Sở Y tế, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp tỉnh thành lập nhóm Zalo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo như sau:
Đối với cấp xã: Hàng ngày, trước 15h00, Lãnh đạo UBND cấp xã báo cáo việc thành lập, kết quả hoạt động các Tổ và tình hình phòng chống Covid trên địa bàn quản lý vào nhóm Zalo của huyện (không cần ký tên, đóng dấu) và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp, báo cáo.
Đối với cấp huyện: Hàng ngày, trước 16h00, Lãnh đạo UBND cấp huyện báo cáo việc thành lập, kết quả hoạt động các Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid và tình hình phòng chống Covid trên địa bàn quản lý vào nhóm Zalo của tỉnh (theo mẫu gửi kèm, không cần ký tên, đóng dấu) và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp, báo cáo.
Đối với cấp tỉnh:
Hàng ngày, trước 16h00, Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo việc thành lập, kết quả hoạt động các Tổ An toàn Covid và tình hình phòng, chống dịch của doanh nghiệp do mình phụ trách vào nhóm Zalo của Ban Chỉ đạo tỉnh (không cần ký tên, đóng dấu) và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp, báo cáo.
Sở Y tế đôn đốc, tổng hợp việc thành lập, thông tin hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid từ các đơn vị đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện để báo cáo giao ban hàng ngày theo quy định về Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu triển khai, hướng dẫn các giải pháp công nghệ thông tin, biểu mẫu, thông tin bổ sung để thống nhất công tác thống kê, báo cáo, tổng hợp thông tin hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về tổ chức, cách thức hoạt động, nhiệm vụ của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid và triển khai ngay cho các đơn vị, các Tổ để đảm bảo các Tổ hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã tổ chức tập huấn nhanh về nhiệm vụ và kỹ năng cho thành viên của các Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid; Chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ, hướng dẫn lực lượng Cộng tác viên Dân số - Y tế và thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ; nắm bắt, phối hợp giám sát hoạt động Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ An toàn Covid và tư vấn về mặt chuyên môn đối với Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ An toàn Covid khi được yêu cầu.
- Ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid cho tất cả thành viên Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid.
- Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ các quy định của Trung ương, của tỉnh về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực tế của tỉnh để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chế độ hỗ trợ hoạt động cho các Tổ Covid cộng đồng phù hợp với tính chất nhiệm vụ, thời gian, địa bàn hoạt động (trong khu cách ly phong tỏa, trong khu dân cư,...).
6. Sở Nội vụ (Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn khen thưởng đối với các Tổ và thành viên Tổ Covid cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
7. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu lư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp khẩn trương, phối hợp chỉ đạo, củng cố, kiện toàn, xây dựng các Tổ Covid cộng đồng tại các xã, ấp, khu phố, các khu nhà trọ,.. để hàng ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và Tổ An toàn Covid trong các phân xưởng, nhà máy của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các Tổ hoạt động thực chất, hiệu quả, làm cầu nối về công tác phòng chống dịch giữa chính quyền, ngành y tế đến với công nhân lao động, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và vai trò của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; vận động các tổ chức hội viên, đoàn viên trong tỉnh chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tích cực tham gia làm nòng cốt trong các Tổ Covid cộng đồng.
8. Yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời gửi văn bản về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Giao Sở Y tế (Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
HƯỚNG DẪN CỦNG CỐ VÀ THÀNH LẬP TỔ COVID CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh)
I. Mục đích: Mục đích của Tổ Covid cộng đồng là giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 chủ động tại từng hộ gia đình, là cầu nối giữa chính quyền địa phương và ngành y tế đến với nhân dân, làm cho người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch; đồng thời, nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân và những vấn đề nảy sinh tại cộng đồng để cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời xử lý và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, góp phần quan trọng để chiến thắng dịch Covid-19. Tổ Covid cộng đồng do UBND cấp xã/phường ra quyết định thành lập.
II. Thành phần: Mỗi Tổ Covid cộng đồng gồm 3-4 người: là cán bộ tổ, ấp, khu phố, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên, chủ nhà trọ tại khu dân cư, tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách tối đa 50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ viên.
III. Nhiệm vụ: Hàng ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thực hiện:
1. Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 5K. Yêu cầu, hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày cho các thành viên trong hộ gia đình (nếu gia đình có nhiệt kế). Cung cấp số điện thoại và yêu cầu người dân chủ động khai báo y tế ngay khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện sốt, ho, ốm hoặc các biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19. Vận động, giám sát các trường hợp F1, F2,... cách ly tại nhà.
2. Hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế xã, phường, thị trấn những trường hợp nghi mắc Covid-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt, ho, đau họng, cảm cúm, ốm mệt, viêm đường hô hấp,... để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.
3. Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; nhập cảnh trái phép; hỏi và phát hiện các trường hợp đi về, làm việc, giao dịch, buôn bán từ nơi có dịch;...
4. Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết các trường hợp F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách, nhất là các trường hợp là công nhân trong các khu, cụm công nghiệp.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã/phường/thị trấn phân công.
Tổ Covid cộng đồng nên thành lập nhóm Zalo của các thành viên và hộ gia đình trong nhóm phụ trách để tiện liên hệ, trao đổi, báo cáo hàng ngày.
IV. Phòng tránh lây nhiễm cho Tổ Covid cộng đồng:
Trong quá trình làm nhiệm vụ, các thành viên Tổ Covid cộng đồng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch, luôn đeo khẩu trang; thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh; sử dụng tấm che mặt (nếu có); không vào bên trong nhà dân; chỉ cần đứng ngoài nhà giao tiếp với người trong hộ gia đình, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp để phòng tránh lây nhiễm./.
HƯỚNG DẪN CỦNG CỐ VÀ THÀNH LẬP TỔ AN TOÀN COVID TẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh)
I. Mục đích: Mục đích của Tổ An toàn Covid là giám sát và phòng, chống COVID-19 chủ động tại từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/vị trí làm việc của các nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Tổ An toàn Covid do giám đốc/chủ sử dụng lao động của nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quyết định thành lập.
II. Thành phần: Mỗi phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/vị trí làm việc cần thành lập ít nhất 01 Tổ An toàn Covid hoạt động kiêm nhiệm. Trường hợp tổ sản xuất có đông người lao động thì có thể thành lập nhiều Tổ An toàn Covid. Mỗi tổ từ 2-3 người, thành phần nên gồm lãnh đạo các tổ/đội/nhóm; đại diện công đoàn, các công nhân, người lao động trực tiếp làm việc tại nơi sản xuất, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, có uy tín hoặc những người là an toàn vệ sinh viên tại cơ sở. Tốt nhất mỗi tổ phụ trách khoảng 50 công nhân.
III. Nhiệm vụ: Hàng ngày, Tổ An toàn Covid thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của công nhân theo quy định tại nơi làm việc, sản xuất.
2. Thực hiện việc theo dõi sức khỏe đầu giờ, trong giờ làm việc của công nhân.
3. Giám sát, phát hiện và báo cáo ngay cho Lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan y tế khi phát hiện các trường hợp công nhân nghi ngờ bị mắc bệnh phát hiện được lúc đầu giờ làm việc hoặc trong lúc đang sản xuất: sốt, ho, đau họng, hội chứng cúm; biểu hiện viêm đường hô hấp để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm kịp thời. Tổ An toàn Covid được yêu cầu người lao động tạm dừng làm việc, thực hiện ngay các biện pháp cách ly, khai báo y tế khi phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
4. Hỗ trợ cơ quan chức năng truy vết các trường hợp F1, F2 và các hoạt động phòng chống dịch trong trường hợp trong doanh nghiệp xuất hiện ca bệnh Covid-19.
5. Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch phù hợp khác do Lãnh đạo doanh nghiệp phân công.
Tổ An toàn Covid nên thành lập nhóm Zalo của các thành viên và công nhân trong nhóm phụ trách để tiện liên hệ, trao đổi, báo cáo hàng ngày.
IV. Phòng tránh lây nhiễm cho Tổ An toàn Covid:
Trong quá trình làm nhiệm vụ, các thành viên Tổ An toàn Covid phải luôn tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại nơi sản xuất/nơi làm việc để đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm./.
CÁC MẪU PHỤC VỤ THÀNH LẬP TỔ COVID CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND | ………., ngày tháng năm 2021 |
Về việc thành lập (hoặc kiện toàn) các Tổ Covid Cộng đồng tại các khu dân cư trên địa bàn xã…..
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ……..
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Theo đề nghị của ……………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập (hoặc kiện toàn) các Tổ Covid Cộng đồng tại các khu dân cư trên địa bàn xã (có danh sách các thành viên tổ và hộ gia đình do tổ phụ trách kèm theo).
Điều 2. Các Tổ Covid cộng đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 theo hướng dẫn (gửi kèm). Nhiệm vụ các thành viên do Tổ trưởng phân công.
Điều 3. Các ấp, tổ dân phố, các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các Tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH
CÁC TỔ COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ …………
(Theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày ..../..../2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …….)
TT | Tổ Covid cộng đồng | Họ và tên | Ghi chú | |
1 |
| 1 |
| Tổ trưởng |
2 |
| Phó Tổ trưởng | ||
3 |
| Tổ viên | ||
4 |
| Tổ viên | ||
5 |
| Tổ viên | ||
2 |
| 1 |
| Tổ trưởng |
2 |
| Phó Tổ trưởng | ||
3 |
| Tổ viên | ||
4 |
| Tổ viên | ||
5 |
| Tổ viên | ||
3 |
| 1 |
| Tổ trưởng |
2 |
| Phó Tổ trưởng | ||
3 |
| Tổ viên | ||
4 |
| Tổ viên | ||
5 |
| Tổ viên | ||
4 |
| 1 |
| Tổ trưởng |
2 |
| Phó Tổ trưởng | ||
3 |
| Tổ viên | ||
4 |
| Tổ viên | ||
5 |
| Tổ viên |
DANH SÁCH
CÁC TỔ COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ………………
(Theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày ..../..../2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ……..)
TT | Tổ Covid Cộng đồng | Hộ gia đình do Tổ theo dõi | Số nhân khẩu | Số điện thoại | Địa chỉ | Ghi chú |
1 | Tên Tổ |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 906/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 1628/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ đối với Tổ Covid cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 906/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 5Quyết định 1628/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ đối với Tổ Covid cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Covid cộng đồng, Tổ An toàn Covid trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu dân cư và doanh nghiệp do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Thao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra