Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Thái Bình, ngày 01 tháng 07 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Những năm gần đây, dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của tất cả công chức, viên chức trong tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được kết quả bước đầu tích cực. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự kỳ vọng của nhân dân.
Để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các công việc sau:
a) Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, địa phương mình quản lý; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính; rà soát, phân công lãnh đạo, công chức đủ năng lực, am hiểu chuyên môn bố trí làm cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Trường hợp cần thiết, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính.
b) Tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính, xác định chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, trên cơ sở đó đề xuất cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
c) Đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ, đảm bảo nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức; tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch thủ tục hành chính và tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
đ) Xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết thủ tục hành chính hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức. Ngoài việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó cũng phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm và thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Chỉ đạo bố trí và bảo đảm đầy đủ kinh phí, cơ sở vật chất để triển khai các hoạt động cải cách thủ tục hành chính.
f) Kết quả cải cách thủ tục hành chính là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tăng cường chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính; thống nhất tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi toàn tỉnh và tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, triển khai nhân rộng.
b) Chủ trì, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; hệ thống theo dõi, đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, các cơ quan báo chí để đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi toàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền địa phương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Nội vụ hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước các cấp, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 3397/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016
- 6Quyết định 3306/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016
- 7Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2014 về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thủ tục đầu tư do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Quyết định 387/2016/QĐ-UBND Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại trách nhiệm người đứng đầu Sở, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong thi hành công vụ do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 3397/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016
- 8Quyết định 3306/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016
- 9Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2014 về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thủ tục đầu tư do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Quyết định 387/2016/QĐ-UBND Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại trách nhiệm người đứng đầu Sở, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong thi hành công vụ do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 11Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 01/07/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra