ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Sóc Trăng, ngày 21 tháng 10 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA CHẤT, KHÁNG SINH DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Trong 9 tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh chiếm hơn 68.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ gần 53.400 ha. Tình hình sản xuất, kinh doanh, chế biến trong lĩnh vực thủy sản tiếp tục được duy trì ổn định; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên thủy sản được các ngành, các cấp quan tâm, phối hợp thực hiện, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, qua kết quả giám sát, vẫn còn tình trạng sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không theo hướng dẫn, quy định, dẫn đến tồn dư trong sản phẩm dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhằm chủ động triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng công tác thú y thủy sản, Quyết định số 3274/QĐ-BNN-TY ngày 09/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch quản lý, giám sát nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất thuốc thú y trong 5 tháng cuối năm 2016; đồng thời, nhằm góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thủy sản và truy xuất nguồn gốc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành và tác hại của việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không theo hướng dẫn, quy định; đồng thời, không sử dụng thuốc kháng sinh cho người để trị bệnh tôm. Khuyến cáo người nuôi chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép, dùng đúng bệnh, đúng thuốc, bảo quản đúng cách.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn có hiệu quả và giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản theo quy định.
3. Tăng cường giám sát vùng nuôi và sản phẩm thủy sản; vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và sử dụng ký cam kết không sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh cho người để trị bệnh tôm và trong nuôi trong thủy sản dưới mọi hình thức.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi. Hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có nuôi trồng thủy sản rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch chung của tỉnh; phối hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lưu thông, phân phối sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản.
4. Sở Y tế phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương trong việc kiểm tra, giám sát, tuyên truyền đối với các cơ sở mua bán thuốc thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
5. Sở Công Thương phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm việc vận chuyển, lưu thông, chất cấm trong nuôi trồng thủy sản theo quy định.
6. Công an tỉnh phối hợp cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện, triệt phá, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lưu thông các loại chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình tuyên truyền, phát sóng định kỳ trên truyền hình và đăng tin về việc chấp hành quy định trong quản lý; sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
8. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn, các hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hội viên chấp hành các quy định của Nhà nước về việc không sử dụng chất cấm, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, phối hợp cơ quan chức năng trong công tác quản lý chất cấm.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các sở ngành liên quan trong việc tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành quy định về quản lý hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn tăng cường phối hợp các ngành chức năng trong kiểm tra, giám sát chất cấm hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan truyền thông về các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng chất cấm; kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
10. Các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản khuyến khích thực hiện quy trình nuôi thủy sản theo VIETGAP, tham gia đầy đủ tập huấn về kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản. Thả giống đúng lịch thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Không sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc thú y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng (tuyệt đối không sử dụng hóa chất thuốc thú y năm trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trường hợp phát hiện vùng, ao nuôi mắc bệnh phải tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn trong việc điều trị, tránh việc lạm dụng thuốc, hóa chất; đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng về tình hình dịch bệnh xảy ra tại ao nuôi và vùng lân cận.
Đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện thị xã thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3747/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố Hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020"
- 3Chỉ thị 03/CT-BCT năm 2017 về tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm do Bộ Công thương ban hành
- 1Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 4361/CT-BNN-TY năm 2016 về tăng cường công tác thú y thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 3747/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố Hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020"
- 5Chỉ thị 03/CT-BCT năm 2017 về tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm do Bộ Công thương ban hành
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 11/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Lê Văn Hiểu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực