- 1Quyết định 254/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Hải Dương, ngày 05 tháng 6 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG, CỦNG CỐ VỮNG CHẮC HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 và Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành kế hoạch thực hiện triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh đã liên tục được củng cố, phát triển theo định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, góp phần tạo nguồn vốn phục vụ thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn còn một số Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tiềm ẩn rủi ro, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, đúng mục tiêu, tính chất, nguyên tắc của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, yêu cầu các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân hiện có; phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên”.
2. Nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành QTDND; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của QTDND; đảm bảo QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tập trung xử lý dứt điểm các QTDND yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
5. Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động QTDND, tạo điều kiện để người dân và thành viên QTDND nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các QTDND.
6. Phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của QTDND; tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ, chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các QTDND.
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương
a) Tiếp tục nghiên cứu, tham gia khi được lấy ý kiến đối với dự thảo các đề án, thông tư nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống QTDND.
b) Tập trung nghiên cứu, tham mưu và đề xuất biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với các QTDND yếu kém bằng các hình thức, biện pháp phù hợp theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.
c) Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra; tập trung thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh sai phạm; tăng tần suất thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những bất thường trong hoạt động của QTDND để có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường xử lý nghiêm theo quy định đối với những QTDND có vi phạm được phát hiện nhằm chấn chỉnh hoạt động của QTDND đảm bảo tính răn đe.
d) Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các huyện, xã và các đơn vị có liên quan để có giải pháp xử lý nhằm ổn định hoạt động của QTDND và đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
đ) Rà soát, đánh giá, phân loại QTDND để có biện pháp xử lý phù hợp đối với QTDND yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
e) Tăng cường chỉ đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hải Dương trong việc thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với QTDND gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các QTDND yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
2. Công an tỉnh Hải Dương
Tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các QTDND; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các QTDND theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương trong việc giám sát, hỗ trợ QTDND trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; kịp thời xử lý các QTDND yếu kém, cán bộ QTDND vi phạm pháp luật và các vấn đề nảy sinh trong quá trình củng cố, chấn chỉnh để giúp các QTDND yếu kém khắc phục khó khăn, tồn tại; chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc thu hồi nợ, tài sản của QTDND do bị khách hàng chây ỳ trả nợ hoặc những cán bộ QTDND vi phạm pháp luật chiếm đoạt vốn và tài sản của QTDND.
b) Tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an ninh hoạt động của hệ thống QTDND.
c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cán bộ nhân sự làm việc tại các QTDND, ngăn ngừa các vi phạm, rủi ro đạo đức; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương tăng cường quản lý hoạt động của QTDND đảm bảo ổn định, lành mạnh phù hợp quy định của pháp luật và định hướng phát triển chung của hệ thống QTDND; quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho QTDND nhằm đảm bảo QTDND hoạt động ổn định, an toàn.
4. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong liên kết hệ thống QTDND, điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống QTDND theo quy định của pháp luật. Tích cực tham gia xử lý các QTDND yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
5. Các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
a) Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Rà soát toàn bộ các hoạt động nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; trên cơ sở đó phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục các vi phạm pháp luật.
b) Tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
c) Kiện toàn bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật trong hoạt động. Tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ; xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và vận động cán bộ, nhân viên tích cực tham gia phòng, chống, ngăn ngừa, phát hiện, tố giác vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời đề xuất qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 53/2007/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ tín dụng vệ sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 33/2005/QĐ-UBND phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Quảng Bình
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp nhằm đảm bảo cho các quỹ tín dụng nhân dân tại địa bàn hoạt động an toàn, có hiệu quả do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-CTUBND năm 2019 về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 6Chỉ thị 10/CT-CTUBND năm 2019 về tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Quyết định 53/2007/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 254/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ tín dụng vệ sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 33/2005/QĐ-UBND phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Quảng Bình
- 5Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp nhằm đảm bảo cho các quỹ tín dụng nhân dân tại địa bàn hoạt động an toàn, có hiệu quả do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Chỉ thị 10/CT-CTUBND năm 2019 về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 8Chỉ thị 10/CT-CTUBND năm 2019 về tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/06/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Vương Đức Sáng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/06/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực