Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Hà Nam, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Trong thời gian qua, việc phát triển các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề (sau đây gọi chung là cụm công nghiệp) trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập người lao động, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình hình thành và phát triển các cụm công nghiệp còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục: Mô hình quản lý cụm công nghiệp tại các địa phương chưa thống nhất; chất lượng quy hoạch và thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp chưa tốt; quyết toán vốn đầu tư các cụm công nghiệp hỗ trợ từ vốn ngân sách còn chậm; một số doanh nghiệp, hộ sản xuất sau khi thuê đất chậm đầu tư, sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả, cá biệt có trường hợp sử dụng sai mục đích; phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp; chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, phát huy vai trò và đóng góp của các cụm công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Hà Nam cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quán triệt và thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì rà soát, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ thành lập các cụm công nghiệp đã hình thành, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 12 năm 2014 (từ nay đến năm 2020 chưa phát triển thêm các cụm công nghiệp mới).
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, tham mưu xây dựng báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân tỉnh về nội dung này.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra tình hình quản lý, đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp; việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các nội dung có liên quan đối với dự án đầu tư của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cụm công nghiệp; đề xuất biện pháp xử lý đối với các dự án hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, không tuân thủ quy định pháp luật. Trường hợp các dự án cơ bản đảm bảo phù hợp hướng dẫn, đôn đốc hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
- Trên cơ sở quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, nghiên cứu, đánh giá thực trạng các cụm công nghiệp, tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng và xử lý môi trường từng cụm công nghiệp, mô hình quản lý cụm công nghiệp thống nhất, hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì rà soát, hướng dẫn, hoàn thiện quy hoạch chi tiết đối với các cụm công nghiệp chưa lập quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2014.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp cùng Sở Công Thương, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dự án và cam kết đầu tư của doanh nghiệp; tham mưu trình chấm dứt đầu tư, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thực hiện không đúng quy định, không triển khai hoặc triển khai xây dựng chậm tiến độ theo quy định.
- Chủ trì cùng Sở Công Thương và các Sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định thu hút các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả.
- Rà soát việc thực hiện ưu đãi đầu tư đối với các dự án trong cụm công nghiệp, những dự án không đủ điều kiện, vi phạm cam kết đầu tư đề xuất chấm dứt ưu đãi đầu tư (truy thu ưu đãi) theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cơ chế chính sách về đầu tư hạ tầng và các công trình xử lý môi trường trong các cụm công nghiệp.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục về đất đai (thuê đất, ký hợp đồng thuê đất...), bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố giải quyết thủ tục đất đai đối với dự án của các hộ sản xuất theo quy định. Định kỳ hàng tháng báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả giải quyết thủ tục thuê đất cho các đối tượng nêu trên (tổng hợp kết quả chung).
- Chủ trì cùng Sở Công Thương thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trong các cụm công nghiệp.
5. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn, đôn đốc các Chủ đầu tư hạ tầng thực hiện quyết toán vốn đầu tư các cụm công nghiệp hỗ trợ từ vốn ngân sách, thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2014.
- Phối hợp cùng Sở Công Thương tham mưu cơ chế chính sách về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
6. Cục Thuế:
- Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; định kỳ đánh giá kết quả nộp ngân sách của từng cụm công nghiệp.
- Phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, hộ sản xuất nộp tiền thuê đất và đề xuất xử lý theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Khẩn trương lập hồ sơ thành lập cụm công nghiệp quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10 tháng 10 năm 2012 của liên Bộ Công Thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Sở Công Thương thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 12 năm 2014.
- Hoàn thiện hồ sơ quyết toán vốn đầu tư các cụm công nghiệp hỗ trợ từ vốn ngân sách theo tiến độ yêu cầu, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.
- Phối hợp cùng Cục Thuế chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, hộ sản xuất thuê đất tại các cụm công nghiệp trên địa bàn hoàn chỉnh các thủ tục thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cụm công nghiệp thuộc địa bàn quản lý nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm trong sử dụng đất đai, hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và các nội dung liên quan để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện:
- Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
- Giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện, báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trách nhiệm trong công tác quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 1175/QĐ-UBND-HC năm 2012 phê duyệt Quy hoạch định hướng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 - 2020
- 1Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Thông tư liên tịch 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý cụm công nghiệp kèm theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg có hiệu lực do Bộ Công thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trách nhiệm trong công tác quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 1175/QĐ-UBND-HC năm 2012 phê duyệt Quy hoạch định hướng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 - 2020
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra