Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2007/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 4 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được một số kết quả, góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong ban hành văn bản, từng bước nâng cao dần chất lượng của hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại, đó là văn bản ban hành sai chưa được phát hiện kịp thời và xử lý; văn bản quy phạm pháp luật còn ban hành dưới hình thức cá biệt và ngược lại văn bản cá biệt lại ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm; nhiều văn bản ban hành trái thẩm quyền, nội dung văn bản vẫn còn sai sót; một số nơi có biểu hiện né tránh, chậm trễ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được kiểm tra, phát hiện. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm và đề cao tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Nhiều Sở, Ban, Ngành vẫn chưa tham mưu giúp UBND tỉnh việc tự kiểm tra, rà soát lại văn bản do UBND tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý. Tại các huyện, thành phố (sau đây gọi là các huyện), lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản chậm được kiện toàn, còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; việc gửi văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành của HĐND và UBND các huyện, của HĐND và UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là các xã) đến cơ quan tư pháp cấp trên để kiểm tra chưa thường xuyên, chưa đầy đủ. Kinh phí, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng với hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản; cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản, nguồn văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động kiểm tra văn bản chưa được xây dựng, trang bị đầy đủ.
Nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP và Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý. Kịp thời tham mưu, kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản không phù hợp.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, yêu cầu các Sở, Ban, Ngành khẩn trương kiện toàn, củng cố, tổ chức lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, cán bộ được cử tham gia vào đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản của tỉnh. Bố trí và đảm bảo các phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh và hàng năm thực hiện đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho công tác tự kiểm tra văn bản.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp tục tham mưu, giúp UBND tỉnh thường xuyên và định kỳ thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản của UBND tỉnh. Kịp thời kiến nghị UBND tỉnh các biện pháp xử lý đối với văn bản ban hành trái pháp luật, văn bản không còn phù hợp về nội dung và đối tượng điều chỉnh, văn bản quy phạm pháp luật ban hành mà không có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp.
b) Định kỳ hàng năm thành lập Đoàn kiểm tra văn bản hoặc tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đột xuất việc ban hành văn bản của HĐND và UBND các huyện, thành phố và kịp thời kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp xử lý đối với các văn bản trái pháp luật, các trường hợp có biểu hiện né tránh, chậm trễ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được kiểm tra, phát hiện;
c) Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản cho đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản, cán bộ, công chức pháp chế của các Sở, Ban, Ngành; cán bộ, công chức của Ban Pháp chế HĐND huyện, Phòng Tư pháp huyện và Ban Tư pháp xã;
d) Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên quan triển khai xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản để phục vụ cho hoạt động soạn thảo, kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản chung cho cả tỉnh;
đ) Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên quan xây dựng “Đề án tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật" trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện;
e) Định kỳ sáu tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Phụ lục I của Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg để UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra và tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn lại tổ chức, biên chế đối với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các Sở, Ban, Ngành.
4. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh quy định kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền và hoạt động tự kiểm tra văn bản của UBND tỉnh; trang bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công tác kiểm tra văn bản, trong đó có kinh phí để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản và kinh phí xây dựng và thực hiện “Đề án tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật".
5. Chủ tịch HĐND và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Thường xuyên tổ chức việc tự kiểm tra, rà soát văn bản sau khi ban hành, đồng thời thực hiện nghiêm việc gửi văn bản quy phạm pháp luật về Sở Tư pháp để thực hiện kiểm tra và gửi Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Công báo và Trang tin điện tử) để đăng công báo của tỉnh; nhanh chóng xử lý dứt điểm các văn bản quy phạm pháp luật đã được Sở Tư pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ và báo cáo về UBND tỉnh thông qua Sở Tư pháp;
b) Triển khai việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện trên các lĩnh vực theo quy định tại Điều 10 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 và Điều 12 của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
c) Củng cố, tổ chức lại và bố trí đủ biên chế cho Phòng Tư pháp để triển khai tốt công tác thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn huyện, đồng thời triển khai xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản huyện; đảm bảo kinh phí và các điều kiện làm việc khác cho công tác soạn thảo, thẩm định và kiểm tra, xử lý văn bản;
d) Hàng năm, UBND các huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản tại HĐND và UBND các xã trên địa bàn huyện. Thường xuyên tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ soạn thảo, tự kiểm tra và xử lý văn bản cho các xã;
đ) Định kỳ sáu tháng và hàng năm thực hiện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) về tình hình soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật chung cả huyện theo quy định tại Phụ lục I Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch HĐND và UBND các huyện chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này và giao Sở Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh việc triển khai thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 06/2006/CT-UBND tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Chỉ thị 03/2011/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Chỉ thị 20/2011/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thửa Thiên Huế
- 4Quyết định 562/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ quyết định 12/2008/QĐ-UBND quy định về kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyết định 2797/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Chỉ thị 32/2005/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Chỉ thị 06/2006/CT-UBND tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Chỉ thị 20/2011/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thửa Thiên Huế
- 7Quyết định 562/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ quyết định 12/2008/QĐ-UBND quy định về kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Quyết định 2797/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chỉ thị 10/2007/CT-UBND về tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 10/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Xuân Huế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra