TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09-TLĐ/CT | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1996 |
CHỈ THỊ
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Từ khi Bộ luật lao động được ban hành và có hiệu lực đến nay, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cấp công đoàn triển khai những công việc có liên quan, theo trách nhiệm của công đoàn góp phần đưa Bộ Luật lao động vào cuộc sống; tạo nên những chuyển biến tích cực và phát triển các hoạt động của công đoàn.
Trong quá trình thực hiện Bộ luật lao động, có một thực tế đáng quan tâm là việc giải quyết các tranh chấp lao động còn nhiều vướng mắc, các vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công hầu hết đã diễn ra không đúng với trình tự thủ tục, nội dung, yêu cầu mà pháp luật đã quy định. Đây là vấn đề lớn có liên quan đến quyền và trách nhiệm của công đoàn vì nếu không giải quyết tốt, các vụ đình công, tranh chấp tập thể để lại những hậu quả xấu cả về khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị.
Trước tình hình đó, Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung giải quyết tốt một số công việc có liên quan đến tranh chấp lao động, theo những nội dung và yêu cầu sau đây.
I. TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG (CÁ NHÂN, TẬP THỂ, ĐÌNH CÔNG) PHẢI TUÂN THỦ THEO CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.
1. Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;
2. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá triònh giải quyết các tranh chấp.
5. Đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo của công đoàn cấp trên và của cấp uỷ Đảng (đối với các DNNN);
6. Phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất về các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, cán bộ Công đoàn (cả về phương diện kinh tế - xã hội - dân chủ) trong điều kiện cụ thể của từng địa phương, ngành; cả trong và sau quá trình giải quyết các tranh chấp lao động.
Giải quyết các tranh chấp lao động phải đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên và giữ gìn, phát triển quan hệ lao động hài hoà, ổn định.
7. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa tích cực và tập trung giải quyết các tranh chấp từ khi mới phát sinh ở cơ sở. Các cấp công đoàn, phải cử cán bộ theo dõi cơ sở, đặc biệt là những nơi khó khăn, những nơi trong quan hệ lao động đang có vấn đề, sớm có biện pháp giải quyết, hạn chế xung đột dẫn tới đình công.
II. PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ Ở CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾ, TẠO CHỦ THỂ HỢP PHÁP ĐỂ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN QUYỀN TỔ CHỨC ĐÌNH CÔNG, CĂN CỨ VÀO NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ ĐƯƠC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 3 CHỈ THỊ SỐ 04 CT/TLĐ NGÀY 18/4/1996 CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH "VỀ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY ĐỂ THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG" VÀ "QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI" BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/QĐ-TLĐ, NGÀY 17/1/96 CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN.
III. CHỦ ĐỘNG CHUẨN BỊ, PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC HỮU QUAN ĐỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC ĐẢM BẢO THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, TRƯỚC HẾT LÀ TRONG HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ, HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG CẤP TỈNH VÀ TOÀ ÁN LAO ĐỘNG.
1. Nghiên cứu xây dựng mới (hoặc bổ sung) quy chế phối hợp công tác của công đoàn với các cơ quan hữu quan (Sở LĐTBXH, Toà lao động - Toà án nhân dân, Viện kiểm sát...), quy chế công tác của các đại diện được công đoàn cử tham gia vào các tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
2. Bố trí những cán bộ công đoàn có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác đề cử tham gia vào các tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động và theo dõi về chuyên đề này.
3. Có kế hoach, biện pháp cụ thể đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cán bộ tham gia hoạt động trong các tổ chức trên, thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, đảm bảo các điều kiện cần thiết về thông tin, phương tiện làm việc, khuyến khích động viên vật chất, tinh thần để họ hoạt động có hiệu quả, thiết thực.
IV. BỔ SUNG HOÀN CHỈNH CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG.
1. Ban pháp luật của Tổng Liên đoàn LĐVN tiếp tục tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng các văn bản có liên quan đến tranh chấp lao động, trên cơ sở các văn bản đó và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của công tác đoàn thể hướng dẫn chi tiết cho công đoàn các cấp. Cùng Ban tư tưởng Văn hoá tăng cường công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm công tác cho các cán bộ công đoàn được giao nhiệm vụ tham gia giải quyết các tranh chấp lao động.
2. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành nghề toàn quốc căn cứ vào các văn bản của nhà nước, vào các hướng dẫn của Tổng Liên đoàn LĐVN và điều kiện cụ thể của mình để hướng dẫn các cấp dưới trong vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động.
3. Công đoàn các DN cần rà soát, bổ sung ngay các thoả thuận tập thể còn hiệu lực như quy chế phối hợp công tác giữa ban chấp hành công đoàn với Giám đốc (người sử dụng lao động), thoả ước lao động tập thể, Nghị quyết Đại hội CNVC (đối với DNNN) và các thoả thuận khác, nếu có, về những nội dung có liên quan đến tranh chấp lao động, đặc biệt là vấn đề đình công, tranh chấp tập thể.
4/ Đối với những doanh nghiệp thuộc diện không được đình công theo Nghị định số 51/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ "về giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không điực đình công" thì Ban chấp hành công đoàn DN cần căn cứ vào Nghị định này và hướng dẫn của Công đoàn cấp trên để xây dựng quy chế (hoặc bản thoả thuận) với người sử dụng lao động về điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các tranh chấp tập thể phát sinh tại doanh nghiệp.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam yêu cầu Ban Thường vụ các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành nghề toàn quốc, Công đoàn các cấp chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong thực hiện có gì vướng mắc cần báo cáo ngay cho Tổng Liên đoàn LĐVN biết để giải quyết ngay.
| Nguyễn Văn Tư (Đã ký) |
- 1Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996
- 2Hướng dẫn số 674-TLĐ về việc các cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động số 674/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Công văn về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
- 4Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
- 1Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996
- 2Hướng dẫn số 674-TLĐ về việc các cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động số 674/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Công văn về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
- 4Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Chỉ thị 09-TLĐ/CT vnăm 1996 về hoạt động của các cấp công đoàn trong tham gia giải quyết các tranh chấp lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 09-TLĐ/CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/12/1996
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Văn Tư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/1996
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định