Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Nam Định, ngày 06 tháng 7 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016
Trong những tháng đầu năm 2016, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND; chỉ đạo, điều hành sát sao, quyết liệt của chính quyền các cấp cùng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực nhưng tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh còn nhiều; doanh nghiệp phục hồi hoạt động trở lại còn ít; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã tác động đến sản xuất và đời sống cũng như thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trong đó có nhiệm vụ thu, chi ngân sách của tỉnh năm 2016.
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016.
Nhằm chủ động quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu ngân sách nhà nước năm 2016; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục bám sát các nội dung Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết HĐND tỉnh và Kế hoạch của UBND tỉnh; đồng thời tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, ổn định, phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân; phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5% đã đề ra, tạo tiền đề phát triển nguồn thu ổn định, vững chắc cho NSNN. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
a) Các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố:
- Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm... của hàng hóa tiêu dùng.
- Tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở. Tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh việc chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng.
b) Ngân hàng Nhà nước: Thực hiện nghiêm các chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tuyên truyền cho các doanh nghiệp, cá nhân bổ sung quyền sở hữu tài sản trên đất tạo thuận lợi cho giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất, để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp.
c) Sở Công Thương: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững; khai thác tốt những thị trường hiện có, mở rộng các thị trường tiềm năng; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quản lý thị trường.
d) Cục Thuế: Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế; tập trung thu hồi nợ đọng thuế…, tuyên truyền công tác kê khai thuế điện tử tới các doanh nghiệp, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và người dân.
đ) Sở Tài chính: Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí tiêu cực. Tháo gỡ một số vướng mắc cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân về tiền thuế đất, tiền sử dụng đất; thường xuyên kiểm tra, thanh tra giá và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Đảm bảo các chế độ, chính sách an sinh xã hội nhất là các khoản chi cho con người.
2. Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN; phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2016.
- Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế; tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước.
- Thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách thuế, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.
3. Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
a) Quản lý chi ngân sách chặt chẽ trong phạm vi dự toán được giao. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển; thực hiện nghiêm Quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách theo đúng quy định. Chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.
b) Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chi; kiên quyết từ chối không thanh toán, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách đối với kinh phí thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa phân bổ, hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu, trừ các khoản được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Cơ cấu lại chi ngân sách gắn với đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp. Tổ chức điều hành chi NSNN theo nguyên tắc:
a) Điều hành ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên thực hiện công khai minh bạch hơn tình hình sử dụng ngân sách ở các cấp ngân sách, các đơn vị thụ hưởng ngân sách; triển khai cuộc vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và toàn xã hội;
b) Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh... và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định. Tạm giữ 50% nguồn dự phòng ngân sách còn lại để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn.
c) Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, phải chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thực sự cấp thiết trong dự toán được giao (như: mua sắm ô tô công, tài sản có giá trị lớn chưa thực sự cần thiết,…); đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, đặc biệt là chế độ, chính sách cho con người; trường hợp khó khăn phải kịp thời báo cáo cấp trên để xem xét xử lý.
d) Chủ động đề ra các giải pháp nhằm hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN năm 2016 để đảm bảo dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền thông qua. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Rà soát các chế độ, chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng thời gian theo quy định của từng cấp chính quyền địa phương các cấp;
đ) Đối với số thu tiền sử dụng đất, trường hợp giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách cũng bị giảm thu tổng thể thì thực hiện cắt giảm, hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí chi từ nguồn thu này.
5. Tổ chức thực hiện:
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định của Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới, các đơn vị trực thuộc để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật liên quan đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.
- Ban chỉ đạo chống thất thu của tỉnh, các huyện và thành phố họp bàn đề ra các giải pháp tích cực chống thất thu, tăng thu ngân sách các cấp, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ NSNN địa phương năm 2016.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan, các địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai Chỉ thị; chủ động xử lý những vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 18/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Chỉ thị 21/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2016 do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật Đầu tư công 2014
- 2Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 18/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 13/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Chỉ thị 21/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2016 do tỉnh Bình Định ban hành
Chỉ thị 09/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016 do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Phạm Đình Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra