- 1Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
UBND TỈNH DAKLAK | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2005/CT-UB | Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 04 năm 2005 |
CHỈ THỊ
(VỀ XÂY DỰNG, CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CẤP HUYỆN, BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP HUYỆN VÀ TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CẤP XÃ)
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (gọi tắt là Hội đồng phối hợp), đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp và tuyên truyền viên pháp luật tại các xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh. Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi tách 2 tỉnh DakLak, DakNông và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; các cấp, các ngành của tỉnh đã tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội đồng phối hợp, báo cáo viên pháp luật các cấp cũng như đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, ngoài việc củng cố, kiện toàn xong Hội đồng phối hợp của tỉnh và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; toàn tỉnh mới chỉ có 6 huyện, thành phố hoàn thành việc củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp, 7 huyện, thành phố ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp mình và 4 huyện thành lập được đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã. Trong số đó, vẫn còn không ít Hội đồng phối hợp và báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hoạt động mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Để đẩy mạnh củng cố, kiện toàn về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp, báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã theo tinh thần Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; và Công văn 88-CV/TU ngày 09/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, đồng thời triển khai có hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ năm 2003-2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ), UBND tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp:
- Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng tư pháp tham mưu cho UBND các huyện, thành phố nơi chưa thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động Hội đồng phối hợp và báo cáo viên pháp luật cấp huyện khẩn trương triển khai ngay việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đối tượng này theo tiêu chuẩn, số lượng quy định, đảm bảo hoàn thành trước Quý III/2005.
- Phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp hàng năm đồng thời cung cấp đầy đủ các đề cương, tài liệu, bản tin ngành cho đối tượng này để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Tham mưu cho Hội đồng phối hợp của tỉnh theo dõi, nắm tình hình, kết quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh cũng như của Hội đồng phối hợp cấp huyện; chỉ đạo các Phòng tư pháp tham mưu cho Hội đồng phối hợp và UBND cùng cấp theo dõi, quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật tại địa phương mình.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định đảm bảo chế độ, kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp và đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột:
- UBND các huyện nơi chưa tiến hành củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp và báo cáo viên pháp luật cấp huyện cần nhanh chóng triển khai công tác này theo đúng tiến độ đề ra; đồng thời tập trung chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý khẩn trương thực hiện việc xây dựng, củng cố lực lượng tuyên truyền viên pháp luật tại xã, phường, thị trấn theo đúng số lượng, tiêu chuẩn đã nêu tại điểm 2 Mục I Phần C tại Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005 trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 99/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh DakLak); đảm bảo hết Quý III/2005, tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh hoàn thành việc xây dựng và củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương mình để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
- Đồng thời, chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tùy theo điều kiện địa phương hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các tuyên truyền viên pháp luật của địa phương thực hiện nhiệm vụ.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nơi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật làm việc, công tác cần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, thời gian, đảm bảo về kinh phí để các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị đạt hiệu quả.
4. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cần đề cao ý thức trách nhiệm, chủ động tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình và thường xuyên tự học tập, nghiên cứu kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi công tác.
5. Sở Tài chính:
Có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngân sách, chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp kịp thời bố trí kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo hoạt động của Hội đồng phối hợp các cấp và báo cáo viên pháp luật các cấp trong toàn tỉnh.
Nhận được Chỉ thị này, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương, chủ động triển khai nhằm thực hiện tốt Chỉ thị này.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo và đề xuất ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAKLAK |
- 1Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2021
- 3Kế hoạch 2686/KH-UBND năm 2018 về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018-2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Kế hoạch 240/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019
- 5Quyết định 3303/QĐ-UBND công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 4Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2021
- 5Kế hoạch 2686/KH-UBND năm 2018 về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018-2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 240/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019
Chỉ thị 09/2005/CT-UB (về xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã) do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 09/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/04/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Nguyễn Văn Lạng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/04/2005
- Ngày hết hiệu lực: 12/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực