Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/1997/NN-PCLB-CT | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 1997 |
VỀ PHÒNG, TRÁNH, CHỐNG LŨ QUÉT NĂM 1997
Thiên tai năm 1996 đã gây thiệt hại nặng về người và vật chất. Cùng với lũ lớn xuất hiện trên hầu hết các triền sông trong cả nước, năm 1996 nhiều trận lũ quét và lũ bùn đá đã xảy ra ở các tỉnh miền núi Bắc bộ, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đáng chú ý là các trận lũ quét ở Mường Lay (Lai Châu), Hà Giang, Phú Lộc, A Lưới (thuộc Thừa Thiên - Huế), các huyện Đại Lộc, Quế Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng). Ngoài ra, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai và Kon Tum cũng có lũ quét xảy ra với các mức độ khác nhau. Một số trường hợp bị lũ quét đã xuất hiện tình huống bị cô lập trong nhiều ngày như ở Mương Lay, A Lưới, Đại Lộc...
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, lại là nơi giao nhau giữa hai dạng khí hậu biển nhiệt đới và khí hậu lục địa nên thường xảy ra những đợt mưa có cường độ lớn, kéo dài nhiều giờ liền. Đối với các vùng miền núi, lưu vực nhỏ, độ dốc lớn hơn 30 độ, đất đá có nhiều vết nứt, dễ sạt lở, độ che phủ của thảm thực vật thấp (dưới 10%) thì những đợt mưa lớn dễ tạo nên những trận lũ quét kéo theo nhiều đất đá, có sức tàn phá lớn và gây ra những tổn thất về sinh mạng, tài sản, tàn phá các cụm dân cư, các cơ sở kinh tế, đồng ruộng, hoa màu, cây trái, làm gián đoạn, ách tắc giao thông và thông tin liên lạc mà hiện nay ta chưa có khả năng đối phó một cách chủ động.
Để chủ động phòng tránh đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai nói chung, lũ quét nói riêng, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh miền núi và các tỉnh có huyện, xã miền núi cần tập trung chỉ đạo làm tốt một số việc trọng tâm sau:
1. Tổng kết những trận lũ quét đã xảy ra trong những năm gần đây ở địa phương để rút ra quy luật hoạt động, hình thành lũ quét, kinh nghiệm phòng tránh để bổ sung các phương án phòng, tránh, chống lũ quét một cách chủ động thiết thực.
2. Củng cố, kiện toàn bộ máy thường trực phòng chống lụt bão ở các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ quét và tăng cường phương tiện kiểm tra dự báo để có đủ khả năng tham mưu cho tỉnh, huyện phát hiện, cảnh báo và chỉ đạo sơ tán dân khi có nguy cơ xảy ra lũ quét.
3. Củng cố hệ thống thông tin liên lạc, truyền tin xuống tận cơ sở, vùng sâu, vùng xa bao gồm cả đơn vị bộ đội biên phòng, các trạm kiểm lâm ở những khu vực thường bị lũ quét tác động. Tổ chức tập huấn cho lực lượng phòng chống lũ quét ở cơ sở và tuyên truyền sâu rộng kiến thức về phòng tránh lũ quét cho cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Rà soát quy hoạch các khu vực dân cư đã từng bị lũ quét để di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là ở sát hạ lưu các đập, hồ chứa nước, trên cùng một lưu vực xây dựng nhiều hồ chứa bậc thang, các vùng thuộc đới địa chất hoạt động mạnh thường xuyên xảy ra sạt lở núi và đặc biệt các khu dân cư ở sát ven sông, ven suối, thường có lũ đột ngột xảy ra.
5. Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, cơ số thuốc và chuẩn bị phương tiện vận chuyển (kể cả dùng sức người) ở các khu vực thường bị lũ quét gây ra ách tắc giao thông.
6. Lựa chọn và quyết định chuyển đổi mùa vụ nhằm tránh, lách các thời điểm thường xảy ra lũ quét cũng như bố trí loại cây trồng, mật độ cây trồng nhằm vừa đảm bảo có thu hoạch, vừa giữ đất khỏi bị xói lở, bào mòn.
7. Tổ chức lực lượng, phương tiện cứu hộ người, tài sản và khắc phụ ách tắc giao thông, thông tin liên lạc kịp thời.
8. Khi xảy ra lũ quét phải kịp thời cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm, phải áp dụng mọi biện pháp cứu hộ, không được để dân đói, không có nhà ở, không có thuốc cấp cứu.
Dự báo, cảnh báo lũ quét là vấn đề rất phức tạp, khó khăn. Để phòng tránh và khắc phục có hiệu quả lũ quét, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi và các tỉnh có miền núi cần quán triệt các nội dung nói trên, khẩn trương đề ra phương án, biện pháp phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương mình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét gây ra.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 58/2006/CT-BNN triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các địa phương miền núi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 08NN-PCL/CT về công tác phòng chống và tránh lũ quét năm 1996 do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 32/2004/CT-TTg về biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các tỉnh miền núi do Thủ tướng Chính phủ
- 4Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2007 Về việc hỗ trợ kinh phí di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất tại 27 Tỉnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 58/2006/CT-BNN triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các địa phương miền núi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 08NN-PCL/CT về công tác phòng chống và tránh lũ quét năm 1996 do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 32/2004/CT-TTg về biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các tỉnh miền núi do Thủ tướng Chính phủ
- 4Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2007 Về việc hỗ trợ kinh phí di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất tại 27 Tỉnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 09/1997/NN-PCLB-CT về phòng, tránh, chồng lũ quét năm 1997 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 09/1997/NN-PCLB-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/04/1997
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Công Tạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra