- 1Quyết định 4976/QĐ-BYT năm 2020 về Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi" do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1493/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 05/CT-BYT năm 2024 về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi do Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Tiền Giang, ngày 07 tháng 8 năm 2024 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM NHẰM GIẢM TỬ VONG TRẺ EM DƯỚI 05 TUỔI
Theo số liệu thống kê năm 2023, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã đạt được một số thành quả nhất định: tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi là 0,66‰ (năm 2022: 0,25‰); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 05 tuổi là 1,23‰ (năm 2022: 0,59‰); tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi là 12,3% (giảm 0,1% so với năm 2022). Các chỉ số trên đều đạt chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, thể hiện hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại tác động trực tiếp đến tình trạng tử vong trẻ dưới 05 tuổi.
Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 26/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, văn bản chỉ đạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành, từng bước thực hiện thành công Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1493/QĐ-TTg ngày 10/9/2021, trong đó tập trung các nội dung sau:
1. Sở Y tế
- Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi. Hàng năm, đưa các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lồng ghép tổ chức triển khai thực hiện.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn hệ thống mạng lưới khám, chữa bệnh chuyên ngành sản khoa, nhi khoa các tuyến (tỉnh, huyện, xã) trên địa bàn tỉnh, củng cố nâng cao năng lực xử trí cấp cứu và hồi sức sơ sinh; thực hiện rộng rãi các can thiệp chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/mổ đẻ; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Triển khai hiệu quả khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em, trong đó có sử dụng rộng rãi, hiệu quả sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và phiên bản điện tử - là công cụ theo dõi liên tục và quản lý sức khỏe trẻ em.
- Tăng cường phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 4976/QĐ-BYT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi.
- Tăng cường triển khai tiêm chủng các vắc xin cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo đạt tỷ lệ, an toàn, hiệu quả.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp giảm tử vong trẻ em do dịch bệnh, đuối nước, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, thiên tai...
- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới nhân viên y tế ấp/khu phố, cô đỡ ấp/khu phố và bố trí kinh phí chi trả phụ cấp cho nhân viên y tế ấp/khu phố, cô đỡ ấp/khu phố theo các quy định hiện hành.
- Tăng cường công tác truyền thông, đa dạng hình thức và phương tiện truyền thông phù hợp và hiệu quả tại địa phương về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe trẻ em; phòng, chống suy dinh dưỡng; tác hại của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; sinh đủ con nhằm đạt mức sinh thay thế, duy trì đến năm 2030.
- Ứng dụng công nghệ thông tin liên thông, kết nối các nền tảng cơ sở dữ liệu về sức khỏe để quản lý sức khỏe trẻ em; liên thông giấy chứng sinh, liên thông giấy chứng tử; triển khai sử dụng thông tin cơ bản của Hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em vào quản lý sức khỏe toàn dân.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế cân đối, bố trí kinh phí ngân sách địa phương trong phạm vi chi sự nghiệp y tế giao hàng năm cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế kêu gọi, huy động vốn đầu tư phát triển cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Y tế rà soát, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi và chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa về công tác tại tuyến y tế cơ sở.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Lồng ghép tổ chức triển khai Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 nhằm giảm tử vong trẻ em do tai nạn thương tích (đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, thiên tai,...).
6. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới, tác hại của tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Có cơ chế để phụ nữ tiếp cận tốt hơn dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và các dịch vụ tư vấn về hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Tổ chức triển khai có hiệu quả các mô hình công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Y tế đưa các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đầu tư ngân sách địa phương thông qua nguồn vốn chi thường xuyên, vốn đầu tư, các Chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung can thiệp giảm tử vong trẻ em.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe trẻ em; phòng, chống suy dinh dưỡng; tác hại tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; sinh đủ con nhằm đạt mức sinh thay thế, duy trì đến năm 2030.
- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp giảm tử vong trẻ em do dịch bệnh, đuối nước, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, thiên tai,...
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế.
Giao Giám đốc Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 4976/QĐ-BYT năm 2020 về Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi" do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1493/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 05/CT-BYT năm 2024 về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi do Bộ Y tế ban hành
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2024 tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi do tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Thành Diệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực