- 1Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Chương trình cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020
- 3Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai, thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện; thể chế nền hành chính được cải cách và hoàn thiện hơn, cơ bản phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng, nội dung và quy trình; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành chính và tinh thần, thái độ, ý thức, trách nhiệm trong giải quyết công việc không ngừng được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và mang lại hiệu quả thiết thực; bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thủ tục hành chính được đơn giản hóa, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước, có nhiều cải thiện tích cực với phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư của tỉnh; các chỉ tiêu đều đạt và vượt nhiều so với mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 60/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Kết quả, Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp (SIPAS) của tỉnh luôn được cải thiện và duy trì trong nhóm các địa phương đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa quyết liệt; việc công khai hóa thủ tục hành chính, áp dụng phần mềm tin học trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính còn chậm so với yêu cầu đề ra; vẫn còn tình trạng chậm hạn trong giải quyết thủ tục hành chính; nguồn lực phục vụ cải cách hành chính tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã còn hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc còn chưa nghiêm. Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo triển khai, thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính thuộc thẩm quyền quản lý; trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tuy đã được triển khai, thực hiện nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ phát sinh hồ sơ thấp; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tại các đơn vị cấp xã.
Để tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác cải cách hành chính; khắc phục những hạn chế yếu kém, bất cập nêu trên; thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
a) Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và phổ biến sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp các nội dung của Chính phủ về công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021- 2025, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của UBND tỉnh.
c) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước giai đoạn 2022-2025; phát huy tính sáng tạo, đổi mới tư duy, tạo bước đột phá trong hoạt động hành chính và chuyên môn của ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, tập trung nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết và tối ưu quy trình giải quyết thủ tục hành chính; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với mục tiêu thực hiện phi địa giới hành chính trên môi trường điện tử và đa dạng hóa phương thức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, công khai, minh bạch hướng đến sự hài lòng cao của người dân, doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng trong việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước.
d) Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đổi mới phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp tục đổi mới đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng thực chất, gắn thẩm quyền với trách nhiệm người đứng đầu; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác cải cách hành chính gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ nhằm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và khung năng lực theo quy định.
đ) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; Đổi mới cơ chế, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mở rộng xã hội hóa.
e) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ thúc đẩy xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát huy những sáng kiến thiết thực, hiệu quả đối với công tác cải cách hành chính.
f) Bố trí đủ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải cách thể chế.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải cách thủ tục hành chính.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về Cải cách tài chính công; Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện cải cách hành chính hàng năm của tỉnh.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu kịp thời với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tham mưu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, tham mưu với UBND tỉnh việc thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng (ISO 9001) theo quy định đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, định hướng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu, phát huy những sáng kiến thiết thực, hiệu quả trong cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính.
8. Thanh tra tỉnh: Chủ trì, xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho các cơ quan, đơn vị và địa phương.
9. Sở Y tế: Chủ trì, tổ chức điều tra xã hội học lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế; Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công về Y tế.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, tổ chức điều tra xã hội học lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công về giáo dục và đào tạo.
11. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo triển khai công tác cải cách hành chính về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và Cải cách chế độ công vụ.
- Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về cải cách hành chính giai đoạn và hàng năm; Theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm theo quy định; Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác cải cách hành chính hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Tham mưu với UBND tỉnh các nội dung về Chỉ số đánh giá cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS); Tham mưu với UBND tỉnh tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Gắn kết quả công tác cải cách hành chính với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, tổng hợp chung báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
12. Các cơ quan thông tin và truyền thông: Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, Cổng Thông tin giao tiếp điện tử của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan thông tin tuyên truyền khác chủ động, thường xuyên tuyên truyền các nội dung về cải cách hành chính nhằm tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nhận thức đầy đủ về cải cách hành chính, qua đó tăng cường theo dõi, giám sát tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp.
13. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022
- 5Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- 7Kế hoạch 62/KH-UBND về tuyên truyền công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đẩy mạnh cải cách hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng
- 1Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Chương trình cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020
- 3Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2022
- 9Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 10Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- 11Kế hoạch 62/KH-UBND về tuyên truyền công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 12Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đẩy mạnh cải cách hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết