Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Nam Định, ngày 18 tháng 4 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH
Hiện nay hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh) đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn 380 xã, phường thuộc 25 huyện của 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình. Dịch đang tiếp tục phát triển và có chiều hướng lây lan nhanh ra diện rộng, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi và các địa phương có dịch.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định tuy chưa xảy ra dịch nhưng nguy cơ bùng phát rất cao, một mặt do mầm bệnh vẫn còn lưu hành trong môi trường chưa được tiêu diệt triệt để, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ còn nhiều hạn chế; mặt khác nhiều huyện, xã buông lỏng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc tiêm phòng; người dân có tư tưởng chủ quan lơ là với dịch bệnh nên tỷ lệ tiêm phòng ở nhiều địa phương đạt thấp.
Để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện thật tốt các biện pháp chủ yếu cấp bách sau:
1. UBND các huyện, thành phố:
a. Thành lập ngay các chốt kiểm dịch của huyện, của xã, để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định
Đối với các huyện có bến đò ngang sang các tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, chủ phương tiện phải ký cam kết không vận chuyển lợn và sản phẩm lợn (vì không đủ điều kiện để kiểm tra)
b. Chỉ đạo tất cả các chợ phải quy định rõ vị trí bán, giết mổ gia súc, gia cầm; cuối buổi chợ phải được thu dọn vệ sinh, khử trùng.
c. Chỉ đạo các xã, thôn phối hợp với các ngành có kế hoạch, biện pháp chủ động giám sát phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan thú y
(Khi phát hiện lợn có dấu hiệu của bệnh tai xanh thì phải huy động lực lượng nhanh chóng bao vây dập tắt, ngăn chăn không để dịch lây lan, vệ sinh tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch, kiểm soát vận chuyển lợn, cấm không cho ra khỏi vùng dịch).
Địa phương nào xử lý ổ dịch không kịp thời, kiên quyết, không đúng quy trình buông lỏng việc giám sát phát hiện dịch bệnh, để dịch lây lan phát tán ra diện rộng thì người đứng đầu chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
d. Tập trung chỉ đạo để hầu hết gia súc, gia cầm đều được tiêm vacxin phòng dịch vụ Xuân năm 2008, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của toàn dân. Đây là đợt tiêm phòng chính vụ trong năm nhằm bảo đảm miễn dịch cơ bản cho đàn gia cầm, gia súc.
2. Ngành Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chấn chỉnh công tác kiểm soát thú y ngay tại cơ sở trong vận chuyển, lưu thông, buôn bán, giết mổ gia súc. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong phòng chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y; tổ chức hướng dẫn người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
3. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nam Định phối hợp với ngành nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đưa tin kịp thời, chính xác diễn biến, nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để nhân dân biết và chủ động phòng chống dịch.
Tuyên truyền người dân thực hiện tốt cuộc vận động “3 không” , “3 có” trong chăn nuôi: không thả rông, không sử dụng chất cấm, không dấu dịch; có chuồng nuôi, có tiêm phòng, có phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
4. Ngành Tài nguyên môi trường chuẩn bị vật tư, lực lượng phối hợp với ngành Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện thành phố làm tốt công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc xử lý môi trường khi dịch xảy ra.
5. Các ngành: Y tế, Công an, Công thương, Tài chính, Giao thông vận tải, triển khai thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh phân công trong công tác phòng chống dịch.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên, thường xuyên báo cáo kết quả và những vấn đề phát sinh về UBND tỉnh ( qua Sở Nông nghiệp & PTNT) ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 7563/UBND-VX tăng cường chỉ đạo triển khai biện pháp phòng chống dịch mùa Thu - Đông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 60/2003/QĐ-UB thành lập Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 12/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 do tỉnh Nam Định ban hành
- 1Công văn 7563/UBND-VX tăng cường chỉ đạo triển khai biện pháp phòng chống dịch mùa Thu - Đông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 60/2003/QĐ-UB thành lập Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 12/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 do tỉnh Nam Định ban hành
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2008 về triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tai xanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/04/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Trần Minh Oanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra