Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT.UB | Ngày 11 tháng 04 năm 1988 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH NĂM 1988
Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân Tỉnh phê duyệt nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội năm 1988 phải được tập trung và tổ chức thực hiện vào 3 chương trình mục tiêu:
- Chương trình phát triển lương thực thực phẩm.
- Chương trình phát triển xuất nhập khẩu.
- Chương trình phát triển hàng công nghiệp.
Để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên theo kế hoạch kinh tế xã hội đã được phê duyệt thì có nhiều việc cần phải bàn biện pháp cụ thể.
Song công tác quản lý thu chi Tài chính – Ngân sách có vị trí rất cần thiết và bức bách, vì vậy Ủy ban Nhân dân Tỉnh Chỉ thị cho các Ngành, các cấp, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý thu chi tài chính – ngân sách 1988 mà trọng tâm cần nhận thức rõ là làm tốt mấy vấn đề cụ thể sau đây:
1) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh:
Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc thông báo số 21/TB.UB ngày 8/3/1988 của UBND Tỉnh hướng dẫn thực hiện quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tài chính và kế hoạch hóa đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Các đơn vị cần phải cải tiến quản lý kinh tế Tài chính trên các mặt cụ thể sau đây:
- Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài sản cuối năm 1988 các đơn vị phải tính toán định giá lại trị giá TSCĐ theo đúng các văn bản của Tỉnh và Trung ương hướng dẫn. Từ đó mà tính toán sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh để khai thác khả năng tiềm tàng về công suất thiết bị hiện có.
- Tình hình giá cả còn biến động. Từ đó nhu cầu về vốn lưu động ngày càng tăng lên, song thực tế khả năng ngân sách lại có hạn, do vậy các đơn vị càng phải sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, đồng thời phải chú ý khai thác mọi nguồn vốn tập trung cho SXKD sao đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
- Từ khi xây dựng kế hoạch đến khau tổ chức thực hiện kế hoạch theo các đơn vị cần phải quán triệt chấp hành nghiêm chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật đã được ban hành hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật qua thực tế thực hiện các năm trước. Từ đó mà phấn đấu giảm chi phí tiêu hao vật chất, phấn đấu hạ giá thành giảm chi phí lưu thông, tăng tích lũy.
- Công tác quản lý thu chi tiền mặt thống nhất tập trung qua Ngân hàng, trên tinh thần phải đảm bảo cho Nhà nước nắm được hàng, nắm được tiền theo từng thời vụ thu mua hàng nông sản để nhập hoặc mua các loại vật tư thiết bị phục vụ kịp thời cho SX.KD chung của toàn Tỉnh.
- Trên cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển và công tác quản lý kinh tế Tài chính được thực hiện nghiêm túc, các đơn vị phải thu nộp các khoản thu vào ngân sách kịp thời để đảm bảo yêu cầu chung của Ngân sách, để tái tạo cho nền sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao và mở rộng.
2) Công tác quản lý thu thuế công thương nghiệp.
Thực tế tình hình giá cả vẫn còn biến động theo chiều hướng tăng. Vì vậy công tác quản lý thu thuế công thương nghiệp phải chú ý đến việc điều chỉnh doanh thu của từng hộ kinh doanh kịp thời sao cho hợp lý và quản lý thu thuế đúng chính sách chế độ do Trung ương và UBND Tỉnh quy định.
Ngành thuế công thương nghiệp phải đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế sát tận cơ sở trên tình thần chống thất thu về hộ và doanh số.
3) Thu thuế nông nghiệp.
Trên cơ sở Bộ thuế 1988 được UBND Tỉnh phê duyệt, Ngành Tài chính phải phối hợp với các ngành có liên quan để tổ chức đôn đốc chỉ đạo thu nộp kịp thời theo từng thời vụ.
Giá thanh toán lúa thuế 1988 theo giá mua thỏa thuận. Do vậy cơ quan tài chính phải phối hợp với Ngành Lương thực để đôn đốc nắm chắc tiến độ thu thuế nông nghiệp theo từng thời điểm. Trên cơ sở đó mà thanh toán thu nộp kịp thời vào các cấp ngân sách.
Năm nay cộng tác thu thuế ở diện vườn rẫy, bà con nhân dân có ý thức thu nộp kịp thời. Do vậy Ngành Tài chính và Ngân hàng phải có biện pháp thu nhận tiền kịp thời vào ngân sách. Tránh tình trạng gây phiền hà cho Nhân dân và quản lý tiền mặt phải chu đáo.
4) Sắp xếp và quản lý vốn đầu tư XDCB
Nhu cầu vốn xây dựng cơ bản năm 1988 của Toàn Tỉnh rất lớn, song khả năng ngân sách lại có hạn. Do vậy việc bố trí kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm 1988 như sau:
- Bố trí vốn cho khu vực sản xuất vật chất là 70% trong đó cho thủy lợi từ 30% đến 35%.
Bố trí vốn cho khu vực phí sản xuất vật chất là 30%,
Hướng đầu tư xây dựng cơ bản 1988 nhằm thực hiện cho 3 chương trình kinh tế lớn của Tỉnh (chương trình lương thực thực phẩm, chương trình xuất nhập khẩu, chương trình phát triển hàng tiêu dùng) và các công trình phúc lợi công cộng.
Xuất phát từ nhiệm vụ kinh tế xã hội 1988 nên phải tiến hành sắp xếp điều chỉnh lại danh mục các công trình XDCB theo thứ tự ưu tiên: tập trung vốn vật tư cho các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các công trình dỡ dang, tập trung thi công hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm.
Các đơn vị có chỉ tiêu xây dựng cơ bản phải tăng cường công tác quản lý kinh tế kỹ thuật Tài chính theo định mức và đơn giá XDCB do Trung ương và UBND Tỉnh quy định. Nguyên vật liệu trong XDCB cần được bảo quản chặt chẽ tránh các hiện tượng hư hao mất mát kém phẩm chất, chất lượng công trình phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đó là trách nhiệm của đơn vị quản lý công trình, do vậy các đơn vị có nhiệm vụ quản lý công trình từ khâu chủ trương cho đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
5) Phải thật sự coi tiết kiệm là quốc sách
Thực hiện chế độ tiết kiệm nghiêm ngặt trong mọi lĩnh vực, tiết kiệm tiêu hao vật chất, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, tiết kiệtm chi tiêu tiền mặt, các đơn vị phải phấn đấu hạ thấp mức hao hụt hàng hóa vật tư so với quy định.
Các đinh mực tiêu hao vật chất cho từng đơn vị sản phẩm, công việc phải được chấp hành nghiêm chỉnh.
Hạn chế đến mức thấp nhất việc chi tiêu mua sắm và trang thiết bị cho các đơn vị, tiết kiệm xăng dầu, vật tư hàng hóa, điện nước v.v... tiêu dùng trong khu vực Nhà nước.
Trong quản lý chi tiêu Tài chính phải kiên quyết cắt giảm các khoản chi cho liên hoan, quà tặng biếu, phô trương hình thức.
Các đơn vị phải tính toán sắp xếp lại các khoản chi tiêu việc gì cần thiết thì chi, việc gì xét thấy chưa cần thiết phải hoãn lại hoặc kiên quyết không chi, phải tính đến khả năng thu để bố trí chi tiêu.
Các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý thu chi tiền mặt. Trong chi tiêu cố gắng tính toán tiết kiệm chi bằng tiền mặt, tập trung hàng hóa tiền mặt cho việc nắm hàng.
Trong tình hình kinh tế Tài chính – ngân sách còn nhiều khó khăn. Việc tổ chức thực hiện có kết quả các vấn đề trên là biện pháp cấp bách và cơ bản nhất để tạo điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương trong năm 1988 và các năm sau.
Ủy ban Nhân dân Tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt các điểm cơ bản nêu trên để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu chi tài chính – ngân sách năm 1988.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH A.G |
- 1Chỉ thị 07/2012/CT-UBND tăng cường quản lý, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách quận trong năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 2 ban hành
- 2Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
Chỉ thị 08/CT.UB tăng cường công tác quản lý thu chi tài chính – ngân sách năm 1988 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 08/CT.UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/04/1988
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Phạm Thành Bé
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra