Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 08/2001/CT-BYT

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2001

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠTĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TRONG NGÀNH Y TẾ

Hút thuốc lá là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm vơí con người như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh khác.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoản 4 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến thuốc lá, nghĩa là cứ 8 giây có một người chết. Nếu tình hình hút thuốc lá như hiện nay không được ngăn chặn, ước tính trong những năm 2020-2030 sẽ có khoảng 10 triệu người chết mỗi năm do các căn bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó khoảng 7 triệu người tại các nước đang phát triển.

Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, ngày 19 tháng 5 năm 1995 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 04/CT - BYT về việc không hút thuốc lá là 50%, thuộc loại cao trên thế giới. Xác định rõ tầm quan trọng của việc phòng chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12 ngày 14 tháng 8 năm 2000 về Chính sách quốc gia phòng chôngs tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010,

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị tất cả các đơn vị trong toàn ngành, từ công sở đến cac cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh, các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế các ngành thực hiện các nội dung sau đây:

1.Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá cho mọi đối tượng tại đơn vị.

2. Quy định cán bộ công chức không hút thuốc lá trong đơn vị. Cán bộ, công chức có trách nhiệm khuyên người thân trong gia đình, bạn bè không hút thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cho mình và những người xung quanh.

3. Tại các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh công lập, bán công, dân lập, tư nhân và cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài):

3.1. Phải có biển cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, khu vực khám bệnh và trong bệnh phòng.

3.2. Các cán bộ công chức y tế: bác sỹ, y tá, hộ lý và nhân viên có trách nhiêm tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong nhân dân, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh cách cai nghiện thuốc lá; tiến tới người bệnh vào viện có cam kết không hút thuốc lá trong bệnh viện.

3.3. Nghiêm cấm bán thuốc lá tại các quầy dịch vụ, ăn uống, giải khát trong cơ sở khám chữa bệnh.

4.Các đơn vị không được quyết toán tiền mua thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trích từ ngân sách được cấp hàng năm của đơn vị.

Nhận được Chỉ thị này, Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị. Cán bộ lãnh đạo của đơn vị phải gương mẫu trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá để cán bộ, công chức trong đơn vị noi theo. Đơn vị cần biểu dương khen thưởng những cá nhân và tập thể thực hiện tốt, xử lý các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Vụ điều trị)

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Đỗ Nguyên Phương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 08/2001/CT-BYT về việc đẩy mạnh hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 08/2001/CT-BYT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 03/08/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Đỗ Nguyên Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/08/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 13/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản