- 1Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 2Chương trình hành động 12/CTr-UBND thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG NĂM 2019
Ngày 10/01/2019, UBND Thành phố đã ban hành Chương trình hành động số 12/CTr-UBND triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND Thành phố số 07/NQ-HĐND ngày 04/12/2018 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019, số 09/NQ-HĐND ngày 04/12/2018 về Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2019 và Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Kết quả phát triển KT-XH trong 3 tháng đầu năm cho thấy các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; Cụ thể: GRDP quý I tăng 6,99% so với cùng kỳ, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố 3 tháng đầu năm 2019 ước thực hiện là 68.100 tỷ đồng, đạt 25,9% dự toán (tăng 30,3% so với cùng kỳ); tuy nhiên một số chỉ tiêu có dấu hiệu chững lại, tốc độ tăng đạt thấp hơn cùng kỳ: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,86% (cùng kỳ tăng 8,5%); Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 10,2% (cùng kỳ tăng 12,4%); Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,3% (cùng kỳ tăng 17,0%); Kim ngạch nhập khẩu tăng 1,3% (cùng kỳ tăng 15,1%); Khách du lịch quốc tế tăng 12,6% (cùng kỳ tăng 21,7%);... Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch trong thời gian tới. Bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp; các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, căng thẳng thương mại ngày càng leo thang; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, dấu hiệu suy giảm ngày càng rõ;...
Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7,4-7,6% trong năm 2019, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã tập trung, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm tại Chương trình hành động số 12/CTr-UBND ngày 10/01/2019 và Chương trình công tác của UBND Thành phố năm 2019 số 240/CTr-UBND ngày 28/12/2018, đồng thời căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, khẩn trương triển khai thực hiện một số nhóm giải pháp cụ thể sau:
1. Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
a) Dập dịch tả lợn Châu Phi
UBND quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tập trung các nguồn lực để tổ chức khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức tiêu hủy động vật đã mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
Ban chỉ đạo cấp huyện và Tổ công tác liên ngành tăng cường trách nhiệm trong công tác dập dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố; Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch tả lợn Châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật công tác phòng chống dịch đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn biết chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt đối tượng là người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia súc, sản phẩm từ lợn, đồng thời làm tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc và áp dụng các hình thức chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; Duy trì 24/24 các chốt kiểm dịch và trực đường dây nóng 24/24 (024 33800115) để tiếp nhận, xử lý thông tin, tổng hợp báo cáo về tình hình dịch bệnh; Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Các cơ quan thông tin truyền thông của Thành phố chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin chính xác, kịp thời cho nhân dân biết về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố trước 17 giờ hàng ngày để kịp thời chỉ đạo.
b) Phòng chống dịch Sởi và dịch Sốt xuất huyết
UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn phát động phong trào từ các hộ gia đình tới các tổ dân phố tiến hành vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy, phát quang bụi rậm diệt muỗi.
Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bệnh Sởi và Sốt xuất huyết, trong trường hợp mắc bệnh phải thực hiện theo hướng dẫn của trạm y tế, không để bệnh lây lan; tập trung tuyên truyền để các đối tượng trong diện tiêm chủng phải đi tiêm chủng phòng bệnh Sở, kể cả những đối tượng tạm trú trên địa bàn; Tiến hành thực hiện phun phòng dịch Sốt xuất huyết.
c) Phòng chống các bệnh dịch khác và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã cần nâng cao năng lực và chủ động phòng, chống dịch bệnh, tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát. Duy trì hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm; Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm ngay tại cửa khẩu, sân bay; Duy trì tiêm chủng theo tuần tại các Trạm Y tế;...
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh mùa hè; tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động bao vây, xử lý dịch; Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế và các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp triển khai biện pháp phòng, chống dịch lây sang người.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí của Thành phố; phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh; Tuyên truyền, giáo dục về các lợi ích của tiêm chủng, phòng bệnh và những rủi ro có thể gặp phải để người dân yên tâm, tin tưởng vào công tác tiêm chủng phòng bệnh chủ động.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã giao ban với các trường học trong và ngoài công lập yêu cầu đơn vị cung cấp lương thực, thực phẩm cho các trường phải công khai minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh. Các trường phải thành lập ban thanh tra và mời phụ huynh giám sát chất lượng, giá cả và công bố công khai cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.
2. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã tập trung vào việc rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính; chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện tốt năm chủ đề 2019 "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Tham mưu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công; hoàn thành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch dịch vụ công mức 3, 4 năm 2019 của Thành phố; hoàn thành chỉ tiêu 80% dịch vụ công đạt mức độ 3, 4.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Tham mưu thực hiện tốt năm chủ đề 2019 "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị". Tổ chức thực hiện các giải pháp về nâng cao Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
b) Tích cực thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI của Thành phố. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, có biện pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Theo dõi sát tình hình thị trường, nắm bắt thông tin cung cầu hàng hóa, giá cả, kịp thời thông tin cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Huy động nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Tổ chức thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tập trung vào các chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; Môi trường cạnh tranh bình đẳng và Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, thành phố. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tham mưu tổ chức Hội nghị “Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của thành phố Hà Nội năm 2019 và các năm tiếp theo”.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tập trung tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư trong nước trên tất cả các lĩnh vực để đẩy nhanh thu hút đầu tư nội địa. Tích cực thu hút và giải ngân các dự án ODA, FDI; huy động nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý nhà nước, xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn; tích cực trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương; Quản lý tốt thị trường trong nước, các kênh phân phối, bán lẻ, kiểm soát chặt chẽ việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường phân phối bán lẻ theo đúng quy định của pháp luật và cam kết quốc tế. Thực hiện tốt Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019; Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, nâng cao tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trên địa bàn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành dịch vụ, chỉ tiêu xuất khẩu.
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các ngành công nghiệp, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao; phát triển công nghệ vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ điện tử, chế tạo máy, phương tiện vận tải; thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và lấp đầy các các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp Cục Quản lý thị trường thực hiện tốt quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa nguồn lực phát triển du lịch; đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên nền tảng các giá trị di sản văn hóa của Thủ đô. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong nước và các quốc gia có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch, Hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát triển du lịch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững; chuyển đổi diện tích lúa không hiệu quả sang các loại cây, con có giá trị cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường; tiếp tục mở rộng diện tích và tăng sản lượng các loại cây trồng có thị trường tốt (ngô, đậu tương, rau an toàn, hoa công nghệ cao...); khuyến khích chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; khuyến khích các cơ sở chế biến tăng cường thu mua, chế biến nông sản; điều chỉnh quy mô, cơ cấu chăn nuôi phù hợp với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị; nhân rộng các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản có hiệu quả như mô hình lúa chất lượng cao, rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh, chăn nuôi công nghiệp, mô hình kinh tế trang trại, nuôi thủy sản tập trung.
Phối hợp tốt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội trong việc hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp; thực hiện hiệu quả mô hình liên kết 5 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà băng).
Tiếp tục xây dựng mô hình chuỗi các cửa hàng bán nông sản sạch, trước mắt tập trung tại các chợ, khu đông dân cư... xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu đối với những mặt hàng nông sản chủ lực của Thành phố.
Quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Tổ chức kiểm tra, duy tu đồng thời quản lý, vận hành khai thác có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo chủ động tưới, tiêu, phòng, chống lụt, bão. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, mực nước ở các sông, suối, hồ chứa, có phương án phòng chống thiên tai hạn hán, lũ lụt.
Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch nông thôn.
3. Đảm bảo thu ngân sách và giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan và UBND quận, huyện, thị xã: Tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước; Quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển.
Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tự chủ tài chính và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, Ban quản lý dự án của Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công để kịp thời điều chỉnh, cắt giảm vốn đầu tư đối với các dự án chậm giải ngân, hiệu quả đầu tư thấp hoặc không có khả năng giải ngân.
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
Thực hiện quyết liệt các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; rà soát tình hình thu hút và đôn đốc thực hiện các dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1553/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Chỉ thị số 09/CT-UBND năm 2013 triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Điều 1 của Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Quyết định 1553/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Chỉ thị số 09/CT-UBND năm 2013 triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Điều 1 của Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 09/CT-TTg về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chương trình hành động 12/CTr-UBND thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Chỉ thị 08/CT-UBND về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do tỉnh Kon Tum ban hành
Chỉ thị 07/CT-UBND về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/04/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực