ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Bình Định, ngày 25 tháng 03 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN, PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH NĂM 2020
Hiện nay, mực nước nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh ở mức thấp, dung tích hiện tại chỉ đạt 57,3% dung tích thiết kế, bằng 78,6% so cùng kỳ năm 2019; dung tích các hồ chứa mỗi tuần giảm 6,40 triệu m3, tương ứng 1,10% dung tích thiết kế.
Để chủ động chống hạn bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh trong điều kiện hạn, thiếu nước năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 04/CT- TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách, chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020.
- Tổ chức thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về sản xuất vụ Hè, vụ Thu năm 2020 trong điều kiện hạn.
- Tổ chức kiểm kê nguồn nước, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án sản xuất cho phù hợp.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp k thuật trong điều kiện nắng hạn, trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, khoa học theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) để đáp ứng nhu cầu nước tốt nhất cho cây trồng, tiết kiệm nước.
- Chỉ đạo UBND cấp xã kiện toàn hoặc thành lập mới các Tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi (trước đây gọi tổ thủy nông nội đồng) để quản lý, khai thác thủy lợi nội đồng, tiếp nhận nguồn nước và phân phối nước vào đồng ruộng tiết kiệm, có hiệu quả.
- Tổ chức bảo trì các trạm bơm trên sông, các trạm bơm dầu, bơm điện dã chiến để chủ động ứng phó ngay sau khi có hiện tượng thiếu nước.
- Chủ động sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí, dự phòng ngân sách địa phương để chống hạn. Trường hợp thiếu kinh phí báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã, các chủ công trình xây dựng kế hoạch, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 và thường xuyên kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng cụ thể các diện tích thường xuyên bị thiếu nước trong vụ Hè, Thu để xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng; bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không đảm bảo chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước theo Đề án đã được phê duyệt; sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sản xuất trong điều kiện hạn, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.
- Báo cáo định kỳ vào sáng thứ 4 hàng tuần về tình hình nguồn nước, hạn hán, các hoạt động ứng phó, tổng hợp thiệt hại, đề xuất giải pháp chống hạn gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua email: trucbanpclb@gmail.com, cctl.kythuat@gmail.com, điện thoại 3.547.281, fax 02563.647.229).
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tiếp tục theo dõi diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn, xâm nhập mặn, hướng dẫn các địa phương biết để chống hạn và chủ động trong ứng phó. Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch tưới. Quản lý tốt hệ thống đê Đông, kiểm tra độ mặn.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành kế hoạch sản xuất, giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn vụ Hè, vụ Thu của UBND cấp huyện.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và VSMTNT bảo trì các công trình cấp nước, tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước để bổ sung nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân. Công ty TNHH Cấp thoát nước miền Trung bảo trì các công trình cấp nước, cung cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trong mùa khô.
- Hướng dẫn cụ thể lịch mùa vụ, cơ cấu sản xuất, giống phù hợp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các vùng sản xuất thiếu nước, nguy cơ xâm nhập mặn.
3. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa nước thủy điện để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hạ du.
- Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Định bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm hoạt động; trong đó có các công trình chống hạn.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung vùng nông thôn đã có chủ trương đầu tư để sớm khởi công công trình.
5. Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh kịp thời về nguồn kinh phí chống hạn năm 2020 khi các UBND huyện, thị xã, thành phố đề nghị.
6. Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định:
Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn, xâm nhập mặn, thường xuyên cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020.
7. Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định
Tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
8. Các Hội đoàn thể
Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo tình hình về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Quyết định 749/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2023 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật Thủy lợi 2017
- 2Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 749/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2023 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường triển khai giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết