Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Mỹ Tho, ngày 26 tháng 02 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY MÙA KHÔ NĂM 2008 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Năm 2007, trên địa bàn tinh Tiền Giang xảy ra 31 vụ cháy làm chết 2 người, bị thương 3 người, tài sản thiệt hại hơn 1 tỉ đồng và 13,3 ha rừng, địa bàn xảy ra cháy ở vùng sâu, vùng xa; so với năm 2006 số vụ cháy tăng 82%, riêng 6 tháng mùa khô 2006 - 2007 đã xảy ra 25 vụ cháy, chiếm 80% số vụ của cả năm 2007. Như vậy, cháy trong mùa khô chiếm tỉ lệ cao, có diễn biến phức tạp. Năm 2008, theo dự báo thời tiết, nắng nóng, khô hạn có thể kéo dài, gay gắt vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác phòng cháy, chữa cháy.
Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa khô năm 2008, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tập trung triển khai thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đơn vị, địa phương mình; đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công chức và nhân dân về Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Thông tư số 04/2004/TT- BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 130/CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Cần tập trung tuyên truyền sâu rộng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư trọng điểm, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, khu công nghiệp và các xã có rừng của huyện Tân Phước và huyện Gò Công Đông.
Cơ quan thông tin đại chúng các cấp thường xuyên đưa tin, bài, xây dựng phim phóng sự tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tự giác chấp hành tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, công chức và nhân dân.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp các sở, ngành liên quan phục vụ Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tốt “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ lần thứ X” trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Công an tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện các hoạt động trong hoặc ven rừng; khi có cháy xảy ra, Ban Chỉ huy chữa cháy rừng phải nhanh chóng huy động lực lượng và phương tiện của huyện, xã đã được trang bị để dập tắt lửa kịp thời, không để cháy lan, cháy lớn.
4. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy trong các cơ quan, doanh nghiệp, địa bàn dân cư, trong đó đặc biệt chú ý đối với các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung tại địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân hoạt động có nhiều tính chất nguy hiểm về cháy, nổ như: xăng dầu, gas, xay xát, may mặc, tiểu thủ công nghiệp…. Qua kiểm tra, chú ý phát hiện và kiến nghị biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời các vi phạm, thiếu sót chưa đảm bảo an toàn. Trong đó cần chú ý các nguy cơ tiềm ẩn do sự cố điện có thể gây ra hỏa hoạn, xử lý nghiêm các vi phạm thiếu sót đã được nhắc nhở mà không khắc phục.
5. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh khi nhận tin báo cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và cơ sở trọng điểm về phòng cháy chữa cháy phải huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện hiện có để dập tắt đám cháy ngay từ đầu, quyết tâm không để cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có kế hoạch phối hợp với các lực lượng tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại các cơ sở, địa bàn trọng điểm có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ.
6. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thực sự coi trọng việc chỉ đạo xây dựng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, cần tăng về số lượng và đảm bảo chất lượng nhằm chủ động phòng ngừa xử lý tại chỗ kịp thời, có hiệu quả khi có cháy xảy ra. Nâng chất và nhân rộng mô hình xây dựng cơ quan điển hình tiên tiến và khu phố an toàn phòng cháy chữa cháy. Quan tâm cân đối ngân sách, dành một khoản kinh phí hàng năm đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho lực lượng dân phòng để chủ động trong phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư tạo bước chuyển quan trọng đối với công tác phòng cháy chữa cháy ở địa bàn khu phố, xóm, ấp.
7. Công an tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng hoàn chỉnh Đề án trang bị bổ sung phương tiện chữa cháy cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu công tác chữa cháy trong thời gian tới.
Nhận được chỉ thị này, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; thủ trưởng cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 33/CT-UBND năm 2009 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2009 - 2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2010 – 2011 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 2597/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành đến nay hết hiệu lực thi hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2013 - 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Nghị định 123/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
- 2Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 3Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 4Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 5Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 6Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 7Chỉ thị 33/CT-UBND năm 2009 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2009 - 2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2010 – 2011 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 9Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2013 - 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa khô năm 2008 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Phòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra