Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 4 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KINH DOANH PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT; HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ TẠI CÁC KHU VỰC ĐẦU NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm về các điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật vẫn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 461 vụ ngộ độc có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật; năm 2018 xảy ra 01 vụ tại bản Suối Khoang xã Tân Hợp huyện Mộc Châu làm 78 người bị ngộ độc do uống nước có nhiễm thuốc trừ cỏ. Để quản lý tốt việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; việc sản xuất nông nghiệp có sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hướng dẫn nông dân tuyệt đối không thực hiện pha chế, sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật để đúng nơi quy định. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.
- Hướng dẫn nông dân tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt làm cỏ để canh tác bằng các biện pháp khác thay vì sử dụng thuốc trừ cỏ để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
- Rà soát, kiểm tra việc đăng ký, duy trì điều kiện sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, tập trung chấn chỉnh, kiên quyết xử phạt, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp như không tư vấn hoặc tư vấn không đúng với bản chất của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký, không hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
- Tăng cường quản lý theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới của các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh, Giám sát chặt chẽ việc tổ chức hội thảo, quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; không để xảy ra tình trạng hội thảo, quảng cáo không đúng bản chất, công dụng của sản phẩm đã đăng ký.
- Kiên quyết đình chỉ, dừng hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những cơ sở không đủ điều kiện. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; cung úng đủ và kịp thời số lượng, chủng loại, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đáp úng kịp mùa vụ, không để tình trạng đầu cơ găm hàng hoặc nâng giá vào dịp cao điểm.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt việc quản lý thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Ban chỉ đạo 389 tỉnh, các đơn vị có liên quan quản lý chặt chẽ việc kê khai giá, niêm yết giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
3. Cục Quản lý thị trường
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa.
- Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lợi dụng thời cơ thực hiện đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức quy định của pháp luật.
4. Cục thuế tỉnh
Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc ghi hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa. Xử lý nghiêm minh các trường hợp bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không ghi hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật.
5. Ban chỉ đạo 389 tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thành viên phối hợp tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, ngoài danh mục.
- Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thực hiện rà soát, thống kê khoanh vùng các khu vực phun thuốc trừ cỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn giám sát mọi hoạt động, nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc vứt vỏ bao bì tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tổ chức các hoạt động vào các tháng cao điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
- Bố trí kinh phí, địa điểm tập kết vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác hướng dẫn cơ sở (xã, bản) trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn quản lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện, thành phố quản lý, nhất là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa; bán hàng không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đúng với bản chất của hàng hóa, kiên quyết tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa ngoài danh mục, hàng hóa không được phép sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, người sử dụng biết để thực hiện.
- Phổ biến quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV ngày 8/2/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
7. Đài Phát thanh Truyền hình Sơn La và các Cơ quan báo chí
Phối hợp với các sở, ngành địa phương, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác các hành vi kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.
8. Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể
Đề nghị các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho hộ sản xuất, bảo vệ tốt nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
9. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Phải tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật, đảm bảo và duy trì điều kiện vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa.
- Thực hiện việc niêm yết công khai danh mục và giá bán từng loại hàng hóa. Thường xuyên tự kiểm tra chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kịp thời loại bỏ, tiêu hủy những sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng theo quy định.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND 2014 về tăng cường công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND 2014 về tăng cường công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Quyết định 278/QĐ-BNN-BVTV năm 2017 loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4 d và paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Điện Biên ban hành
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lò Minh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra