Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 27 tháng 4 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ y, dược trên địa bàn tỉnh. Hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập đã và đang phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng các loại hình hoạt động, phủ đều khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; nhiều cơ sở đã đầu tư hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật cao và cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 3101 cơ sở kinh doanh thuốc, trong đó có: 96 cơ sở bán buôn thuốc; 04 cơ sở bán buôn dược liệu; 326 nhà thuốc; 1935 quầy thuốc; 126 đại lý thuốc bán lẻ và 1038 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, trong đó có: 11 Bệnh viện; 51 phòng khám đa khoa; 524 phòng khám chuyên khoa; 81 cơ sở dịch vụ y tế; 371 phòng chẩn trị YHCT và bài thuốc gia truyền.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, vẫn còn một số tồn tại như: Hành nghề không có giấy phép; cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép; quảng cáo không đúng với khả năng chuyên môn; chỉ định dùng thuốc chưa an toàn hợp lý; biển hiệu ghi chưa đúng quy định, niêm yết giá thuốc và giá dịch vụ y tế không đầy đủ, người phụ trách chuyên môn vắng mặt nhưng cơ sở vẫn hoạt động… Những tồn tại này làm cho chất lượng dịch vụ y tế không đảm bảo, gây dư luận không tốt trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập là do ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ cơ sở và người hành nghề còn hạn chế; công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập của các cấp, các ngành liên quan chưa toàn diện, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và các cấp chính quyền địa phương; hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau cấp phép chưa thường xuyên; việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sai phạm.
Việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chủ động kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh kịp thời hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập là yêu cầu cấp thiết, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng thuốc và các sản phẩm chức năng có tác động đến sức khoẻ; góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thành tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Y tế
a) Tiếp tục tổ chức tập huấn và tuyên truyền phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược và các văn bản mới quy định về hành nghề y, dược cho các tổ chức, cá nhân hành nghề trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Thực hiện việc xét duyệt cấp, cấp lại: Chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo đúng quy định và thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép hành nghề.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm, thực hiện tốt công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; đảm bảo các sản phẩm lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật về chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; định kỳ (3 tháng, 6 tháng, hằng năm) báo cáo kết quả hoạt động kiểm nghiệm về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
e) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành quán triệt, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, viên chức trong cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.
f) Chỉ đạo các cơ sở y tế và bệnh viện ngoài công lập thực hiện công tác khám chữa bệnh đúng quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và Luật bảo hiểm y tế.
2. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng cấm, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thường xuyên kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công Thương:
a) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh khi tuyên truyền, quảng cáo các thông tin về khám, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thông tin quảng cáo. Không đăng tin quảng cáo vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không đúng với nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo của các cơ sở y, dược ngoài công lập.
b) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập vi phạm các quy định hoạt động, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để nhân dân biết, nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm.
c) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người hành nghề cũng như nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực này.
5. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những giải pháp để quản lý có hiệu quả hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập phát triển theo quy định của pháp luật, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn theo quy định hiện hành của pháp luật.
b) Chỉ đạo Phòng Y tế, các phòng chuyên môn trực thuộc, các đơn vị liên quan, UBND xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về điều kiện hành nghề của cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, trong đó cần tập trung vào các cơ sở mang tính nhạy cảm như: Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa (Răng - hàm - mặt, Sản - phụ khoa, Tai - mũi - họng, Thẩm mỹ....); cơ sở dịch vụ y tế (Dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo huyết áp, dịch vụ kính thuốc); các cơ sở thẩm mỹ, cơ sở châm cứu, bấm huyệt xoa bóp, trị liệu và điều trị theo phương pháp y dược cổ truyền; nhà thuốc tư nhân, các hình thức quảng cáo trang thiết bị y tế, thực phẩm chức năng không đúng quy định....; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tập trung giải quyết dứt điểm những cơ sở hành nghề y, dược không phép trên địa bàn quản lý, định kỳ báo cáo về Sở Y tế theo quy định.
c) Phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp tăng cường hoạt động giám sát, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược ngoài công lập; đồng thời chỉ đạo các hội, tổ chức đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn không phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc quảng cáo hành nghề y, dược ngoài công lập; kinh doanh thực phẩm chức năng; lưu hành các loại máy chẩn đoán bệnh; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo,...và các hoạt động khác có liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị này. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, định kỳ 6 tháng và cuối năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 14/2015/CT-UBND về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Quyết định 02/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp và trách nhiệm quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 5Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 22/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-UBND
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2023 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 về tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 3Chỉ thị 14/2015/CT-UBND về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Luật Dược 2016
- 5Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 7Quyết định 02/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp và trách nhiệm quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 22/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-UBND
- 10Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2023 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 về tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra