Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2019 |
Thời gian qua, Chính phủ đã ưu tiên nguồn lực đầu tư nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, mang tính kết nối, là động lực cho phát triển kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện rõ rệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, còn những bất cập phải tập trung để đầu tư, hoàn thiện; đặc biệt là phát triển hệ thống đường cao tốc.
Hành lang vận tải Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 32 tỉnh và thành phố, kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các đô thị lớn, cảng biển, trung tâm kinh tế lớn... Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, dự báo đến năm 2020 nhu cầu hành khách, hàng hóa trên hành lang vận tải Bắc - Nam là 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn, công nghệ phức tạp, chắc chắn không thể triển khai trước năm 2025. Đồng thời, các công trình hạ tầng như cảng hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu,... nên chưa thể phát huy tối đa hiệu quả.
Quốc hội đã có Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2017 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Đến nay, các phần việc của dự án đã được triển khai gấp rút, đáp ứng yêu cầu tiến độ, thể hiện tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cùng các Bộ, ngành trung ương và các địa phương có tuyến đi qua.
Để đáp ứng tiến độ Dự án hoàn thành vào năm 2021 theo yêu cầu của Quốc hội, cần tập trung hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Trong đó, công tác GPMB là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết định đến tiến độ Dự án.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung tối đa để triển khai các nội dung sau:
1. Về công tác giải phóng mặt bằng:
a) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm kiểm tra và chỉ đạo Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các cơ quan chức năng thực hiện các nội dung sau:
- Cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và tiến độ thực hiện dự án cũng như kế hoạch phân bổ vốn cho công tác GPMB;
- Tổ chức triển khai ngay công tác cắm mốc GPMB, mốc lộ giới theo hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB được phê duyệt (cuối Quý I, đầu Quý II/2019);
- Phối hợp với các địa phương trong việc đảm bảo tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và công khai phương án chi tiết GPMB theo quy định;
- Thực hiện tốt chế độ phối hợp và cung cấp thông tin với chính quyền và các cơ quan có liên quan của địa phương, đảm bảo minh bạch các thông tin về dự án đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng; đặc biệt, cần thông tin về tiến độ thực hiện dự án thành phần GPMB theo định kỳ hàng tháng, quý để theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện;
- Báo cáo kịp thời các tồn tại, vướng mắc về cơ chế chính sách ảnh hưởng đến công tác GPMB, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
b) Các Bộ, ngành trung ương:
- Khẩn trương thống nhất phương án giao vốn để các địa phương thực hiện công tác đền bù, GPMB, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các địa phương di dời các công trình truyền thông, công trình điện đáp ứng tiến độ GPMB và kịp thời xử lý các vấn đề khác có liên quan.
- Yêu cầu các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh để kịp thời thực hiện các thủ tục và di dời các công trình trong phạm vi GPMB đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án đi qua:
- Huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc, bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công trong thời gian sớm nhất, bảo đảm đúng quy định pháp luật. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp các nguồn vật liệu phục vụ thi công dự án; đảm bảo an toàn, an ninh, không để xảy ra các điểm nóng trong quá trình thi công.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB và các ban, ngành của địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Thực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng, ý nghĩa của công trình; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, hợp lý của người dân;
+ Khẩn trương triển khai ngay các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác GPMB, tái định cư;
+ Khẩn trương rà soát quy hoạch tái định cư, triển khai các thủ tục xây dựng các khu tái định cư; chỉ đạo triển khai các thủ tục về thu hồi đất, lập và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Phối hợp với Chủ đầu tư dự án trong việc xác định và cắm mốc giới phạm vi GPMB (cọc GPMB và mốc lộ giới) để tiếp nhận, quản lý và tổ chức thực hiện các bước tiếp theo của công tác GPMB;
+ Tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự và đúng tiến độ công tác lập hồ sơ, thông báo thu hồi đất, thẩm định, quyết định thu hồi đất, giao đất; lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Thực hiện kịp thời các thủ tục và triển khai di dời các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi dự án;
+ Quản lý chặt chẽ phạm vi GPMB, không để xây dựng trái phép các công trình kiến trúc, mồ mả, trồng cây,... nhằm trục lợi;
+ Thực hiện tốt công tác giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định pháp luật (hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp);
+ Chủ trì, phối hợp với Chủ đầu tư dự án trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ thi công, áp dụng các biện pháp hành chính theo quy định.
2. Về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo cung cấp vật liệu phục vụ cho dự án:
a) Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cụ thể về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phục vụ thi công dự án, trên tinh thần giảm thủ tục nhưng đảm bảo đúng quy định pháp luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án đi qua chỉ đạo các ban, ngành chức năng của địa phương:
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Ban Quản lý dự án, Tư vấn để thống nhất vị trí mỏ vật liệu đảm bảo đủ trữ lượng, chất lượng;
- Ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh thủ tục cấp hoặc gia hạn giấy phép khai thác mỏ vật liệu cho các nhà đầu tư, các nhà thầu thi công dự án.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình Chính phủ trong quý I năm 2019 việc sửa đổi nội dung không phải thực hiện việc lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đối với các dự án đi qua 2 tỉnh trở lên.
- Đối với một số công trình, đất nông nghiệp nằm ngoài mốc GPMB (nhưng nằm trong hành lang an toàn đường bộ) không còn nhu cầu sử dụng, không còn khả năng canh tác hoặc diện tích còn lại nhỏ lẻ: Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát, nếu không thực hiện được việc dồn điền đổi thửa thì có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu hồi để thuận lợi cho công tác GPMB.
- Đối với việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác GPMB, tái định cư: Các địa phương khẩn trương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp thật sự cần thiết, cần áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, các địa phương xây dựng phương án cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 1791/TTg-CN năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 462/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 120/2018/TT-BTC quy định về mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, thanh toán phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và quyết toán công trình dự án hoàn thành theo hình thức đối tác công tư thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2019 về thực hiện giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải đang thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật đấu thầu 2013
- 2Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 3Nghị quyết 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Quốc hội ban hành
- 4Công văn 1791/TTg-CN năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 462/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 120/2018/TT-BTC quy định về mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, thanh toán phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và quyết toán công trình dự án hoàn thành theo hình thức đối tác công tư thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2019 về thực hiện giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải đang thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2019 thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 07/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/03/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra