Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-CTUBND | Hưng Yên, ngày 01 tháng 6 năm 2017 |
CHỈ THỊ
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Công tác Thú y trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt. Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm với phương châm “phòng dịch như chống dịch”.
Tuy nhiên, trước diễn biến giá gia súc, gia cầm trên thị trường trong thời gian qua ở mức thấp, người chăn nuôi bị thua lỗ, vì vậy một số người chăn nuôi không chú trọng, tập trung đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin và trong công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện vẫn còn một số tồn tại.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật nhất là đối với dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh; lập kế hoạch về kinh phí trình UBND tỉnh hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật (vắc xin, công tiêm phòng, hóa chất khử trùng, vật tư tiêm phòng…).
- Tham mưu kịp thời UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác Thú y, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn, bệnh dại chó, mèo, … nhằm hạn chế thấp nhất dịch xảy ra.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ các nguồn kinh phí nhằm triển khai, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn; chủ động các phương án phòng, chống những bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người.
4. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với Chi cục Thú y tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y.
5. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, Báo Hưng Yên và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân về nguyên nhân, tác hại, nguy cơ lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó chú trọng công tác tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc và khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi; khuyến khích người chăn nuôi chủ động đầu tư kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi để đảm bảo an toàn dịch bệnh và phát triển chăn nuôi.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cơ sở kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hàng năm. Bố trí đủ nguồn kinh phí dự phòng để phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về thú y để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch đã phê duyệt.
- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế), Trạm Thú y và UBND cấp xã tập trung triển khai tốt công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch bệnh, tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.
- Có chính sách để thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức có hiệu quả việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, quản lý giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
- Kiên quyết xử lý các vi phạm hành chính về chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ.
- Xây dựng, củng cố mạng lưới thú y cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
8. Các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y
- Chấp hành nghiêm các quy định về chăn nuôi và thú y theo pháp luật hiện hành nhất là trong công tác chủ động tự đầu tư kinh phí tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi.
- Những tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định trong lĩnh vực thú y, làm phát sinh, lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp)./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 3Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 4Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Kế hoạch 52/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên người tại tỉnh Thanh Hóa năm 2017
- 6Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Quyết định 64/2017/QĐ-UBND về quy định các bệnh động vật trên cạn phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2018
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 2Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 4Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 5Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 6Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Kế hoạch 52/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên người tại tỉnh Thanh Hóa năm 2017
- 8Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Quyết định 64/2017/QĐ-UBND về quy định các bệnh động vật trên cạn phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2018
- 11Chỉ thị 02/CT-UBND về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Kon Tum ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 01/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Phóng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra