ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2010/CT-UBND | Tân An, ngày 25 tháng 3 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHONG TRÀO “QUẦN CHÚNG THAM GIA TỰ QUẢN ĐƯỜNG BIÊN, CỘT MỐC VÀ AN NINH, TRẬT TỰ XÓM, ẤP KHU VỰC BIÊN GIỚI”
Long An có chung đường biên giới với hai tỉnh Svây Riêng và Prây Veng, Vương quốc Campuchia dài 132,977 km. Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới ký kết năm 1985 giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Campuchia, từ năm 1987 đến năm 1988, hai bên đã tiến hành cắm được 20 mốc (08 mốc lớn, 12 mốc nhỏ) trên đoạn biên giới dài 43,795 km, đoạn biên giới còn lại dài 89,182 km đường biên giới quản lý theo hiện trạng. Hiện nay trên tuyến biên giới đang tiến hành phân giới cắm mốc theo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước 1985.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới và công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia; trong đó đã tập trung chỉ đạo Bội đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm như: trộm, cướp, cướp có vũ trang, buôn bán vận chuyển ma túy, buôn lậu qua biên giới, chống xâm canh, lấn chiếm, xuất nhập cảnh, xuất nhập biên trái phép; làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác đầu tư và phát triển kinh tế quốc tế. Các mô hình về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự xã hội trên biên giới được các lực lượng, các địa phương trên địa bàn biên phòng phối hợp triển khai rộng khắp đã mang lại hiệu quả thiết thực ổn định an ninh chính trị - trật tự xã hội trên khu vực biên giới.
Tuy nhiên, các phong trào, mô hình triển khai chưa đồng bộ, công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các cấp, các ngành, các lực lượng còn chồng chéo có lúc hiệu quả chưa cao, công tác phối hợp trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên khu vực biên giới chưa thường xuyên, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về quốc gia, quốc giới, chủ quyền lãnh thổ chưa sâu sắc, thậm chí có một số còn có biểu hiện lơi là mất cảnh giác, tình hình xuất nhập biên trái phép, buôn lậu qua biên giới còn diễn ra khá phổ biến; trộm, cướp, cướp có vũ trang và tệ nạn xã hội khác có thời điểm còn diễn ra phức tạp.
Biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm, sự nghiệp bảo vệ biên giới là của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh chính trị - trật tự xã hội khu vực biên giới trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu về quốc gia, quốc giới, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, nắm chắc âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch và hoạt động của các loại tội phạm, từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc, phát huy trách nhiệm công dân, tinh thần làm chủ, tự giác, tự nguyện đóng góp sức người, sức của xây dựng phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới” vững mạnh.
2. Việc tổ chức phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới” phải trên cơ sở quy hoạch dân cư xã biên giới, tạo điều kiện cho từng hộ gia đình, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, sử dụng, khai thác các nguồn lợi, nhằm vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng thời bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự xã hội xóm, ấp khu vực biên giới.
3. Để duy trì tốt phong trào, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp ủy Đảng ở các huyện, xã biên giới cần chăm lo lợi ích chính đáng của quần chúng, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối với các ấp, các hộ gia đình, các cá nhân đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới, gắn với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
4. Các cá nhân, các hộ gia đình tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khi phát hiện các trường hợp người lạ mặt vào cư trú tại khu vực biên giới; hoạt động của các loại tội phạm, vượt biên trái phép, các hoạt động vi phạm chủ quyền, lãnh thổ, khai thác tài nguyên sai nguyên tắc luật định, phá hoại hoặc làm ảnh hưởng xấu tài nguyên, môi trường, sự thay đổi về dấu hiệu đường biên, mốc giới… thì phải kịp thời báo cáo lên Ủy ban nhân dân xã, Công an xã hoặc đồn, trạm biên phòng để kịp thời phối hợp ngăn chặn, xử lý.
5. Trách nhiệm của các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì, phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội (tập trung huyện, xã biên giới) về Luật Biên giới quốc gia, Nghị định 34/CP của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền, Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước 1985 về phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia và chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới”, phong trào phía sau đỡ đầu hỗ trợ tuyến trước nhằm tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là đơn vị thường trực phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới” có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các lực lượng triển khai thực hiện phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới” gắn với phong trào phía sau đỡ đầu, hỗ trợ tuyến trước.
+ Chủ trì, phối hợp với các lực lượng, các ngành chức năng, các địa phương huyện, xã biên giới triển khai, hướng dẫn thực hiện tốt phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới”. Với trách nhiệm là lực lượng nòng cốt chuyên trách, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm tốt việc hướng dẫn mọi gia đình, mọi người dân nắm và hiểu rõ vị trí, đặc điểm lịch sử, các dấu hiệu trên thực địa của đường biên, cột mốc biên giới thuộc phạm vi của từng xóm, ấp. Thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động cụ thể để giữ gìn, bảo vệ đường biên, cột mốc như: phát quang đường biên, cột mốc, giữ gìn biển báo, hệ thống đấu hiệu đường biên giới, tham gia tuần tra, kiểm soát bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới.
+ Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, các hộ gia đình tham gia phong trào tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia.
+ Định kỳ (hàng quí) tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả tổ chức thực hiện phong trào tự quản trên tuyến biên giới. Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng động viên phong trào.
- Công An tỉnh phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng phong trào quần chúng tham gia giữ gìn an ninh chính trị - trật tự xã hội khu vực biên giới.
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, vững chắc trong khu vực biên giới; xây dựng nền Quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thành phố phía sau cùng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt các chương trình phối hợp, tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Đảng, Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Thực hiện tốt phong trào “Phía sau đỡ đầu, hỗ trợ tuyến trước”, góp phần tích cực xây dựng các địa phương biên giới và Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới trong tình hình mới.
- Ủy ban nhân dân các huyện, Ủy ban nhân dân các xã biên giới: chỉ đạo cơ quan chức năng, các Đoàn thể xã hội ở địa phương tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân các xã biên giới về quan điểm, chủ trương của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc trong tình hình mới, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tự giác, tự nguyện đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ giúp đỡ nhân dân trong sản xuất nông nghiệp để nhân dân yên tâm bám đất, bám làng tham gia bảo vệ biên giới đạt hiệu quả.
- Các đồn Biên phòng phối hợp với các xã biên giới tiến hành khảo sát nắm chắc đường biên, mốc giới, số hộ dân sinh sống, làm ăn dọc biên giới để có kế hoạch giao trách nhiệm tự quản cho từng ấp, từng hộ dân. Làm tốt công tác bồi dưỡng, hướng dẫn những kiến thức cơ bản cho từng hộ và cá nhân tham gia tự quản về nội dung tuyên truyền, đấu tranh ngăn chặn các hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ và có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý các vụ việc. Tổ chức phát động phong trào tự quản, nhằm tuyên truyền sâu rộng tạo sự đồng thuận của nhân dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Nhận được chỉ thị này, thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cấp ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc khu vực Biên giới của tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới, cắm mốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Chỉ thị 12/2011/CT-UBND về tăng cường phối hợp tuyên truyền công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam - Campuchia trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 3Chỉ thị 06/2010/CT-UBND tiếp tục thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Chỉ thị 12/2013/CT-UBND tổ chức phong trào kết nghĩa giữa cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Chỉ thị 06/2012/CT-UBND về tổ chức phát động phong trào thi đua toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Chỉ thị 12/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở trong tỉnh Đồng Tháp
- 7Chỉ thị 12/2004/CT-UB về tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản an ninh, trật tự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Quyết định 1934/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đề án xây dựng đường kiểm tra cột mốc bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2023-2025
- 1Nghị định 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 2Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 3Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới, cắm mốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Chỉ thị 12/2011/CT-UBND về tăng cường phối hợp tuyên truyền công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam - Campuchia trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 5Chỉ thị 06/2010/CT-UBND tiếp tục thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 12/2013/CT-UBND tổ chức phong trào kết nghĩa giữa cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Chỉ thị 06/2012/CT-UBND về tổ chức phát động phong trào thi đua toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Chỉ thị 12/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở trong tỉnh Đồng Tháp
- 9Chỉ thị 12/2004/CT-UB về tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản an ninh, trật tự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 12Quyết định 1934/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đề án xây dựng đường kiểm tra cột mốc bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2023-2025
Chỉ thị 06/2010/CT-UBND tổ chức phong trào Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, ấp khu vực biên giới do tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 06/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết