Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/CT-UBND | Tuyên Quang, ngày 06 tháng 8 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Trong những năm qua công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn toàn tỉnh đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt và duy trì thường xuyên, liên tục, dịch bệnh động vật đã được hạn chế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở một số xã do chưa hiểu biết về Pháp lệnh Thú y và tác hại của các loại dịch bệnh động vật nên còn tình trạng chủ quan, không thực hiện việc tiêm phòng dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm còn thấp, chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh; đã có một số xã còn để xảy ra bệnh dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn, động vật mắc bệnh chưa báo cáo kịp thời với cán bộ thú y; việc tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Thú y tại một số cấp chính quyền cơ sở còn chưa thường xuyên.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả và kịp thời dập tắt các loại dịch bệnh có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, bệnh cúm gia cầm, nhằm duy trì và phát triển ngành chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Các cấp chính quyền cơ sở, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành chức năng liên quan triển khai các biện pháp cụ thể tuyên truyền Pháp lệnh Thú y và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thú y cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật, thực hiện đầy đủ các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi, tiêm phòng định kỳ và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật của mình; chỉ sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; xác định công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn dân.
2. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện Pháp lệnh Thú y
- Nghiêm cấm nhập vào địa bàn tỉnh những động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, chưa hoặc không được kiểm dịch theo quy định.
- Duy trì hoạt động tại 06 Trạm Kiểm dịch động vật trên các trục đường giao thông giáp ranh với các tỉnh bạn, thực hiện kiểm dịch động vật theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y và quy định của UBND tỉnh.
- Các huyện, thị xã quy hoạch và có kế hoạch xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ, sơ chế động vật tập trung; các cơ sở, điểm kinh doanh buôn bán động vật sống, sản phẩm động vật; việc quy hoạch phải định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật; làm tốt công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho người và động vật.
3. Tiêm phòng và chống dịch bệnh cho động vật
a) Tiêm phòng:
Thực hiện tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho động vật, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định, phấn đấu môi trường không có dịch bệnh, an toàn sức khoẻ người dân và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Cán bộ thú y các cấp và lực lượng được huy động tham gia công tác tiêm phòng phải có trách nhiệm bảo quản vắc xin, tiêm đúng, tiêm đủ liều và chủng loại vắc xin đối với từng loại động vật theo quy định. Chủ vật nuôi có trách nhiệm thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y; chấp hành nghiêm việc tiêm phòng theo chỉ đạo của UBND tỉnh, kế hoạch tiêm phòng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y và trả chi phí cho việc tiêm phòng theo quy định. Các trường hợp không thực hiện đúng quy định về việc tiêm phòng cho động vật phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
b) Chống dịch bệnh:
- Chủ vật nuôi, tổ chức, cá nhân khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phát hiện động vật chết mà chưa rõ nguyên nhân phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất để chẩn đoán xác định bệnh. Nghiêm cấm giết mổ, mua, bán động vật đang bị bệnh. Chỉ được xử lý động vật ốm, chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết.
- Khi có kết luận chẩn đoán xác định động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc đã công bố dịch, chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho động vật theo quy định của Pháp lệnh Thú y và chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
- Phát hiện bệnh sớm và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời và có hiệu quả.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu dân cư, chợ, đường làng ngõ xóm…
- Thực hiện đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thú y:
- Xây dựng kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho động vật, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, thị xã tổ chức, chỉ đạo cán bộ thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho động vật theo đúng quy định; hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác; thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các đối tượng thực hiện buôn bán, giết mổ, kinh doanh động vật sống và sản phẩm động vật. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tổ chức đào tạo, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho cán bộ thú y các cấp và hộ chăn nuôi.
c) Các sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại và Du lịch, Văn hoá - Thông tin, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
d) Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp với Uỷ ban nhân dân các các cấp, các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, bảo vệ sức khoẻ cho người và hạn chế dịch bệnh cho động vật, thúc đẩy phát triển chăn nuôi.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 05/2002/CT-UB ngày 02/5/2002 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và toàn thể nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật và dịch cúm A (H7N9), cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Chỉ thị 03/2015/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 7Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 1Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 2Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật và dịch cúm A (H7N9), cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Chỉ thị 03/2015/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Tuyên quang ban hành
- Số hiệu: 06/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra