Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2005/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2005

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Trong m­ười năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở trong Ngành ngày càng đ­ược củng cố, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đ­ược khống chế và đẩy lùi; việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã đ­ược triển khai ở nhiều cơ sở y tế trong Ngành. Sức khoẻ của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong toàn ngành Giao thông vận tải, đặc biệt là sức khoẻ của lực lư­ợng thi công ở các công trình trọng điểm, ở vùng sâu, vùng xa, đã đư­ợc chăm sóc tốt hơn.

Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khoẻ của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải vẫn còn nhiều tồn tại, đó là:

- Mô hình tổ chức y tế ngành Giao thông vận tải chư­a phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế dự phòng còn bất cập.

- Nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh nh­ư: Ô nhiễm môi trư­ờng, điều kiện lao động khắc nghiệt; chênh lệch về thu nhập đặt ra thách thức lớn về công bằng trong khám, chữa bệnh; mặt trái của cơ chế thị tr­ường có nguy cơ làm phai mờ giá trị đạo đức của ngư­ời thầy thuốc; nguy cơ lây truyền các dịch bệnh lớn do vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Một số cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong Ngành ch­ưa có thói quen, ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bản thân.

Thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Ban chấp hành Trung ­ương về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Bộ tr­ởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trư­ởng các cơ quan, đơn vị trong ngành thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:

1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải.

a) Sắp xếp và hoàn thiện lại hệ thống y tế dự phòng trong ngành Giao thông vận tải. Triển khai có hiệu quả các ch­ương trình, mục tiêu y tế quốc gia. Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động không tốt đối với sức khoẻ do môi trường và điều kiện lao động gây ra. Nâng cao nâng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác phòng, chống các bệnh nghề nghiệp trong ngành Giao thông vận tải.

b) Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế.

c) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khám, chữa bệnh, phòng bệnh và sản xuất thuốc.

d) Mở rộng hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu t­ư của các nư­ớc, các tổ chức quốc tế.

2. Đổi mới chính sách tài chính y tế.

a) Ư­u tiên nâng cấp các cơ sở y tế.

b) Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp với từng đối tư­ợng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Công khai, minh bạch việc thu, chi viện phí cho ng­ười bệnh biết.

3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

a) Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện mô hình tổ chức của y tế Ngành bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giao thông vận tải trong giai đoạn mới.

b) Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành, tài chính, nhân lực tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế dự phòng... nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của đơn vị trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

4. Phát triển nguồn nhân lực

a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lư­ợng, chất l­ượng và cơ cấu.

b) Thành lập Trung tâm đào tạo và bồi d­ưỡng cán bộ y tế ngành Giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển của y tế Ngành.

c) Mở rộng việc cử cán bộ có trình độ chuyên môn đi đào tạo ở n­ước ngoài, khuyến khích du học tự túc theo các chuyên khoa đang có nhu cầu.

d) Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

5. Đẩy mạnh xã hội hoá y tế.

a) Đổi mới và tăng cư­ờng hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải.

b) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t­ư, phát triển các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ.

6. Nâng cao hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông.

a) Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoé cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải.

b) Trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi ngư­ời, mỗi gia đình, mỗi đơn vị có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, tăng cư­ờng công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành Giao thông vận tải.

c) Không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Lương y như từ mẫu”.

Yêu cầu Thủ trư­ởng các cơ quan, đơn vị trong ngành khẩn tr­ương triển khai thực hiện Chỉ thị này. Sở Y tế Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng ch­ương trình hành động, phối hợp theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị này và định kỳ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ./.

 

 

Đào Đình Bình

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 06/2005/CT-BGTVT về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cán bộ, công nhân viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải trong tình hình mới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 06/2005/CT-BGTVT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 28/03/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đào Đình Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 6
  • Ngày hiệu lực: 23/04/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản