Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 4 năm 2024 |
CHỈ THỊ
CHẤN CHỈNH VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Thời gian qua, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện lề lối làm việc và công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như:
- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, chưa chủ động trong công việc; chờ văn bản giao việc của cấp trên mới xử lý hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Một số nội dung tham mưu chậm, chưa đạt yêu cầu (có nội dung trình, báo cáo, thẩm định không rõ quan điểm, không đề xuất hướng giải quyết; nội dung tham mưu chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa đúng chủ trương, thẩm quyền, quy định của pháp luật; công tác phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu sự hợp tác...).
- Việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ các cuộc họp, hội nghị còn chậm; chưa đề xuất các vấn đề cần tập trung thảo luận để giải quyết dứt điểm; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định về chế độ họp, hội nghị (dự họp không theo thành phần được triệu tập; đến dự họp trễ, tự ý rời cuộc họp sớm mà chưa được sự đồng ý của người chủ trì; xin phép vắng họp nhưng không cử người có thẩm quyền dự họp thay hoặc tự ý cử người dự họp thay; tham dự họp nhưng không chuẩn bị nội dung phát biểu hoặc phát biểu không đúng yêu cầu…).
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả các cuộc họp, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Đối với công tác tham mưu
a) Cơ quan, đơn vị, địa phương được giao chủ trì tham mưu, đề xuất hoặc tổ chức thẩm định nội dung phải nghiên cứu kỹ nội dung công việc và quy định của pháp luật; chủ động lấy ý kiến các cơ quan đơn vị có liên quan, nêu rõ nội dung, vấn đề cần lấy ý kiến để thống nhất trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước UBND tỉnh về nội dung tham mưu, đề xuất.
Cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với cơ quan chủ trì có trách nhiệm phân công người có trách nhiệm, năng lực để thẩm định, góp ý; các ý kiến tham gia phải viện dẫn đầy đủ lý do, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn; văn bản thẩm định, cho ý kiến phải có quan điểm cụ thể khẳng định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện trình phê duyệt.
b) Nội dung trình, báo cáo, tham mưu phải thể hiện rõ việc trình UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, chỉ đạo những vấn đề cụ thể. Sử dụng từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu (nêu rõ trình tự thủ tục, quá trình chuẩn bị, việc thực hiện các kết luận chỉ đạo đã có, các bước tiếp theo cần phải thực hiện); tóm tắt nội dung trình; ý kiến của các cơ quan liên quan và việc tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì, những vấn đề có ý kiến khác nhau (nếu có); quan điểm và kiến nghị, đề xuất rõ phương án giải quyết của cơ quan chủ trì, trong đó phải khẳng định có đủ điều kiện hay không; kiến nghị, đề xuất đồng ý hay không đồng ý phê duyệt.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung văn bản, báo cáo, tờ trình và tài liệu kèm theo hồ sơ trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ngay cả khi đã ủy nhiệm cho cấp phó ký trình.
d) Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh:
- Phân công Lãnh đạo Văn phòng chỉ đạo chuyên viên khi tiếp nhận văn bản tham mưu của các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm rà soát và trả lại hồ sơ trình giải quyết công việc không đảm bảo theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh và yêu cầu của lãnh đạo UBND tỉnh.
- Đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và kiểm tra, giám sát về tình hình thực hiện; tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh có văn bản nhắc nhở, phê bình cơ quan, đơn vị và người đứng đầu trong việc chậm trễ, không chủ động, tích cực, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Về thực hiện quy định về chế độ họp
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về các cuộc họp, hội nghị của UBND tỉnh tại Quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh. Tham dự các cuộc họp đầy đủ, đúng thời gian, thành phần được mời; k hông cử thành phần khác dự họp thay trừ trường hợp được phép.
b) Các cơ quan, đơn vị có nội dung báo cáo chịu trách nhiệm chuẩn bị kỹ nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan gửi về Văn phòng UBND tỉnh và các thành phần dự họp theo yêu cầu trên Giấy mời họp.
c) Các đại biểu được mời tham dự cuộc họp nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan, chuẩn bị ý kiến phát biểu ngắn gọn, đúng trọng tâm, rõ quan điểm; khuyến khích phản biện, tranh luận trực tiếp tại cuộc họp.
d) Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ động kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị trước các cuộc họp; lập danh sách đại biểu tham dự họp để báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì cuộc họp và kịp thời tham mưu nhắc nhở, phê bình cơ quan, đơn vị, địa phương không chấp hành đúng quy chế về hội họp và tham gia hội họp.
3. Giao Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp các văn bản nhắc nhở, phê bình của UBND tỉnh đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, không chấp hành đúng quy chế làm việc; báo cáo, đề xuất Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và đánh giá, xếp loại tập thể và cá nhân theo quy định.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Chỉ thị này. Giao Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo tại Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 53/2023/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 3 Điều 4 Quyết định 42/2019/QĐ-UBND về Quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh và chế độ tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2024 về Quy trình tổ chức, vận hành Hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Bình Phước
- 1Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021-2016
- 2Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 53/2023/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 3 Điều 4 Quyết định 42/2019/QĐ-UBND về Quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh và chế độ tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2024 về Quy trình tổ chức, vận hành Hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Bình Phước
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 chấn chỉnh công tác tham mưu và tổ chức các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Việt Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra