Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Bình Dương, ngày 23 tháng 02 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch, bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ cả về công tác tổ chức và các hoạt động chuyên môn: Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm các cấp kịp thời chỉ đạo, điều hành đúng tiến độ, đạt hiệu quả; tổ chức mạng lưới ngày càng hoàn thiện theo từng tuyến đáp ứng yêu cầu công tác quản lý; kịp thời ban hành các văn bản phân công, chỉ đạo, điều hành công tác; cơ bản đã kiểm soát được tình trạng ngộ độc tập thể, các sự cố có liên quan đến an toàn thực phẩm cũng dần được kiểm soát; công tác thanh, kiểm tra được tổ chức ngày càng sâu rộng, chặt chẽ đúng quy định; công tác tuyên truyền ngày càng được đẩy mạnh tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn tồn tại, bất cập: trong thời gian gần đây ngộ độc thực phẩm do sử dụng động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên, rượu có chứa methanol, sản phẩm đóng hộp có chứa độc tố botunium tại các bữa ăn gia đình, cộng đồng có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp; rượu nấu thủ công không có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác vẫn còn kinh doanh, buôn bán trên thị trường, nhất là tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ; việc xử lý các vi phạm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vẫn còn chưa nghiêm do phần lớn cơ sở có điều kiện kinh tế khó khăn và nhận thức của chủ cơ sở còn nhiều hạn chế.
Nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, hệ thống y tế công lập và y tế tư nhân chuẩn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và trang thiết bị cần thiết để kịp thời cấp cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm, điều tra, xử lý và kết luận ngộ độc thực phẩm (nếu có).
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường công tác truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tuyên truyền để người dân tuyệt đối không sử dụng các động thực vật độc như: nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, so biển, ốc lạ, quả lạ...; rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn mác; sản phẩm đóng hộp, hút chân không bị phồng, biến dạng, không còn nguyên vẹn, không có nhãn mác, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.
- Duy trì hệ thống giám sát, đánh giá, dự báo ngộ độc thực phẩm và giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nhằm kịp thời đề ra các giải pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả theo từng nhóm đối tượng, từng khu vực và từng thời điểm khác nhau.
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, tạo chuyển biến tích cực về hình ảnh cơ sở và người kinh doanh thức ăn đường phố văn minh, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
- Tích cực tuyên truyền và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý thích đáng, bao gồm cả việc đình chỉ hoạt động tránh tình trạng bỏ qua các hành vi vi phạm mà không xử lý chỉ nhắc nhở.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát ô nhiễm các sản phẩm thực phẩm nông sản được phân công quản lý, tập trung nhóm sản phẩm đóng hộp, hút chân không, sản phẩm có nguy cơ cao ô nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum tại công đoạn sản xuất, kinh doanh để kịp thời dự báo, cảnh báo ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm cho các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể doanh nghiệp và trường học.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai công tác truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, công tác điều tra, xử lý và kết luận ngộ độc thực phẩm.
3. Sở Công Thương
- Thường xuyên giám sát ô nhiễm các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý để kịp thời dự báo, cảnh báo ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để các sản phẩm rượu, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, rượu giả, kém chất lượng, rượu có chứa methanol... kinh doanh, buôn bán trên thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu truyền thống nhỏ lẻ, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chưa thực hiện công bố chất lượng sản phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết, lựa chọn sản phẩm rượu an toàn.
- Phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc lưu thông thực phẩm trên thị trường, kiểm soát việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai công tác truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, công tác điều tra, xử lý và kết luận ngộ độc thực phẩm.
4. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh
- Lồng ghép truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố với hoạt động, nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.
- Hỗ trợ và phối hợp cùng với các sở, ngành có liên quan giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn
- Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; ưu tiên hỗ trợ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm; xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố và công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các phòng, ban và cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới được phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định, xử lý nghiêm các cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phân công quản lý và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn tuyến tỉnh.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, tạo chuyển biến tích cực về hình ảnh cơ sở và người kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Tích cực tuyên truyền và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý thích đáng, bao gồm cả việc đình chỉ hoạt động tránh tình trạng bỏ qua các hành vi vi phạm mà không xử lý chỉ nhắc nhở.
6. Hàng quý, các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố có báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị này gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 2Quyết định 380/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 404/QĐ-UBND về Kế hoạch giám sát dư lượng kháng sinh cấm, các chất độc hại và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2022 về đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023
- 5Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 thực hiện tuyến đường không có thức ăn đường phố do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2024 tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 2Quyết định 380/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 404/QĐ-UBND về Kế hoạch giám sát dư lượng kháng sinh cấm, các chất độc hại và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2022 về đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023
- 5Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 thực hiện tuyến đường không có thức ăn đường phố do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2024 tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thức ăn đường phố do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Lộc Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra