Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Gia Lai, ngày 17 tháng 3 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể quan tâm, coi đây là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, là nhiệm vụ không thể tách rời với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, từng bước đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đạt được chưa cao; trong đó, một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chưa có các giải pháp thiết thực để thay đổi chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân còn hạn chế...
Nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước khắc phục những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh
- Thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; nội dung phổ biến phải thực chất, chú trọng vào chiều sâu, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số nhóm đối tượng đặc thù, đối tượng ít có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Điều phối hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo việc phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lặp đối tượng, nội dung thực hiện; phân công trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với đặc thù của từng thành viên Hội đồng.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có các hình thức khen thưởng để động viên, khuyến khích những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Sở Tư pháp
- Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Tổ chức rà soát kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý, nhất là hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người nghèo, đối tượng chính sách.
- Có trách nhiệm định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để người dân hiểu và thi hành đúng quy định pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài.
- Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người dân trên địa bàn.
4. Công an tỉnh
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có tỷ lệ vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật cao.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người có hành vi vi phạm pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo, đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp pháp luật cao.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; chú trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên; phát huy vai trò của nhà trường trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên; tổ chức nói chuyện chuyên đề pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu... Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.
- Rà soát, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn pháp luật, môn giáo dục công dân. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn về giáo dục công dân, pháp luật phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các Cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các Cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật; lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp và tăng thời lượng các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tuân thủ nghiệp vụ báo chí, bảo đảm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức đoàn thể
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, hội viên, vận động người dân chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; kịp thời phát hiện, biểu dương cá nhân có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do cơ quan, đơn vị mình phát động.
8. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành cho nhân dân bằng hình thức phù hợp; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn; phối hợp chọn lọc đưa ra xét xử lưu động đối với một số vụ án phù hợp nhằm răn đe, giáo dục ý thức cảnh giác, chấp hành pháp luật, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
9. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quán triệt, chỉ đạo Báo cáo viên pháp luật thuộc đơn vị, địa phương mình thực hiện nghiêm và có hiệu quả nhiệm vụ của mình; tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực được phân công, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Kết hợp phổ biến pháp luật với giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, vận động người dân tuân thủ và chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và địa phương.
Trên đây là Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2015 về Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 685/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2015 về Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 685/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Võ Ngọc Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra