Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Hòa Bình, ngày 28 tháng 03 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh dại ở động vật đã góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện vẫn còn chậm, chất lượng chưa cao, năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch dại trên đàn chó, tại các địa phương chó mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại cắn nhiều người và gia súc (làm 09 người phát bệnh dại tử vong và 2.648 người phải đi tiêm phòng). Từ đầu năm 2014 đến nay đã có nhiều trường hợp chó nghi mắc bệnh dại cắn người và gia súc gây tâm lý hoang mang trong xã hội, gây tổn thất kinh tế cho người bị chó cắn do phải đi điều trị dự phòng. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi chưa được tiêm phòng bệnh dại triệt để, nhiều địa phương tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp; hiện tượng chó nuôi thả rông không được quản lý vẫn còn phổ biến, nguy cơ bệnh dại lây lan ra diện rộng là rất cao.
Để phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát sinh và lây lan bệnh dại, giảm thiểu người bị chó cắn và tử vong. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật và Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật, khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn:
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, hướng dẫn chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống bệnh dại trên động vật. Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại trên đàn chó, tiêm phòng vắc xin 2 lần/năm, đạt tỷ lệ 100% chó, mèo trong diện tiêm; giám sát, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch dại trên đàn chó, hạn chế lây nhiễm sang súc vật khác và lây nhiễm bệnh dại sang người;
Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế và cơ quan liên quan trong công tác trao đổi, nắm bắt thông tin và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chủ động nguồn kinh phí của địa phương hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2014 trên địa bàn. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2014. Rà soát lại số lượng chó nuôi trên địa bàn đăng ký với cơ quan Thú y, để tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin dại triệt để 100% đàn chó trong diện tiêm, “tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con người”.
Chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông trong nhân dân về tình hình, bệnh dại tại địa phương, những nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh dại; tuyên truyền, vận động, đảm bảo 100% các đối tượng phơi nhiễm với bệnh dại được đi tiêm phòng.
3. Các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình Phối hợp với ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền sâu rộng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại một cách có hiệu quả. Tuyên truyền nhân dân giám sát, phát hiện và báo cho chính quyền, cơ quan thú y các trường hợp chó, mèo, động vật khác nghi mắc bệnh dại để xử lý; đồng thời yêu cầu chủ vật nuôi phải tổ chức quản lý chó, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo; khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho người, ngăn ngừa tử vong do chó dại cắn.
4. Sở Y tế: Đảm bảo đầy đủ số lượng vắc xin, kháng huyết thanh phòng bệnh dại tại các Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thành phố, để tiêm phòng kịp thời cho người bị chó, mèo nghi bị bệnh dại cắn. Tổ chức mạng lưới y tế tiêm phòng bệnh dại đáp ứng yêu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để điều tra dịch tễ bệnh dại trên đàn vật nuôi tại các địa bàn có liên quan với bệnh nhân.
5. Sở Tài chính: Cân đối ngân sách, tham mưu hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống bệnh dại trên động vật.
6. Công An tỉnh: Chỉ đạo Công an các huyện hỗ trợ cơ quan thú y và các ngành có liên quan tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bệnh dại để đảm bảo an toàn cho người thực hiện nhiệm vụ và nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
7. Đối với chủ vật nuôi
- Chấp hành đầy đủ các đợt tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo theo kế hoạch hàng năm của huyện, tỉnh. Trường hợp chó, mèo nuôi không được tiêm phòng sẽ bị xử lý tiêu diệt, đồng thời chủ nuôi chó, mèo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Chịu trách nhiệm khi để chó, mèo thả rông, cắn người, bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo điều kiện chăn nuôi đối với vật nuôi hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người theo hướng dẫn của cán bộ thú y và chính quyền địa phương;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Lực lượng vũ trang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo. Nếu huyện nào để dịch bùng phát do chủ quan, lơ là, tỷ lệ tiêm phòng thấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này được phổ biến và triển khai đến tất các các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh để thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 19/2007/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn thành phố Hà Nội do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
- 2Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2007 tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người và động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Chỉ thị 05/2012/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Chỉ thị 01/1999/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống bệnh tả năm 1999 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Kế hoạch 132/KH-UBND khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 497/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch và kinh phí phòng, chống bệnh dại ở động vật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Chỉ thị 01/UB-CT năm 1989 về phòng, chống bệnh dại do tỉnh Bến tre ban hành
- 8Quyết định 2585/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 40/2014/QĐ-UBND sửa đổi việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An kèm theo Chỉ thị 04/2014/CT-UBND
- 10Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 11Quyết định 04/2010/QĐ-UBND về Chương trình phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2015
- 12Chỉ thị 07/2010/CT-UBND về phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 13Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 14Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăn cường công tác phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 2Chỉ thị 19/2007/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn thành phố Hà Nội do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
- 3Thông tư 48/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2007 tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người và động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Chỉ thị 05/2012/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 6Chỉ thị 01/1999/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống bệnh tả năm 1999 do tỉnh An Giang ban hành
- 7Kế hoạch 132/KH-UBND khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 497/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch và kinh phí phòng, chống bệnh dại ở động vật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Chỉ thị 01/UB-CT năm 1989 về phòng, chống bệnh dại do tỉnh Bến tre ban hành
- 10Quyết định 2585/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 40/2014/QĐ-UBND sửa đổi việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An kèm theo Chỉ thị 04/2014/CT-UBND
- 12Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 13Quyết định 04/2010/QĐ-UBND về Chương trình phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2015
- 14Chỉ thị 07/2010/CT-UBND về phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 15Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 16Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăn cường công tác phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 28/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra