Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/CT-UBND | Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 5 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC
Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và bước đầu đã đạt những kết quả tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện cải cách hành chính đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin tại nhiều cơ quan nhà nước của tỉnh vẫn chưa khai thác, phát huy tốt vai trò, tiềm năng, thế mạnh của công nghệ thông tin. Hạn chế trên do nhiều nguyên nhân như: người đứng đầu tại một số cơ quan nhà nước chưa xác định rõ trách nhiệm, tính gương mẫu, biện pháp quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin; công tác tuyên truyền phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin chưa sâu rộng; chưa có quy định bắt buộc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cải cách hành chính với công nghệ thông tin; ứng dụng còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với nhu cầu và yêu cầu của thực tế; hạ tầng công nghệ thông tin chưa hoàn thiện; an toàn và bảo mật thông tin chưa được chú trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, quản trị mạng còn thiếu và năng lực hạn chế.
Tổ chức triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị, về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ thị:
1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh:
a) Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, với tất cả đối tượng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ, công chức, viên chức;
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng; phổ biến, quán triệt, tổ chức, chỉ đạo và triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị, địa phương mình; coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hàng năm;
c) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định của luật, các văn bản dưới luật liên quan đến công nghệ thông tin.
2. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin:
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, qui hoạch, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, gắn với triển khai Qui hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Hỗ trợ các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng phương án, giải pháp kỹ thuật, lựa chọn công nghệ để hoàn thiện hệ thống mạng theo hướng hiện đại và đồng bộ;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã lập kế hoạch, phân bổ và sử dụng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để thực hiện các hoạt động, dự án công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;
c) Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi thường xuyên liên quan đến các hoạt động CNTT của các cơ quan nhà nước như: bảo trì, bảo dưỡng máy tính, mạng máy tính, hệ thống thông tin, phần mềm diệt vi rút có bản quyền, cơ sở dữ liệu, tạo lập dữ liệu điện tử, tạo lập tin, bài, của các Ban biên tập cổng, trang thông tin điện tử;
d) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ưu tiên bố trí kinh phí, kết hợp với các chương trình, dự án, các nguồn vốn khác để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ của đơn vị, để kết nối băng thông rộng với Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ và Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh; tạo điều kiện để tất cả cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện có máy tính phục vụ tác nghiệp.
3. Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm trong hoạt động quản lý, điều hành:
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai 03 phần mềm nền tảng, ứng dụng chung trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của tỉnh, bao gồm: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, cổng thông tin điện tử, thư điện tử công vụ. Đến hết tháng 6/2015 cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tham gia khai thác các phần mềm nền tảng nêu trên phải sử dụng thành thạo, thông suốt, bảo đảm hiệu quả, thiết thực;
b) Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo đúng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm tăng cường công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước, gắn với an toàn, an ninh thông tin, tiết kiệm các nguồn lực;
c) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo triển khai 03 phần mềm nền tảng nói trên tại cơ quan, địa phương mình; đồng thời phát triển các phần mềm ứng dụng chuyên ngành bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chủ động kiến nghị, đề xuất với bộ, ngành Trung ương để triển khai các ứng dụng theo ngành dọc của bộ, ngành, bảo đảm đồng bộ, liên thông, hiện đại. Khuyến khích các sở, ban, ngành được lựa chọn làm thí điểm triển khai các ứng dụng, các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin của các bộ, ngành Trung ương;
d) Sở Nội vụ khẩn trương triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử, tích hợp đầy đủ các dịch vụ hành chính công, bảo đảm các kết nối liên thông ngành dọc và liên thông ngang cấp. Đề xuất các biện pháp để bảo đảm triển khai thành công giai đoạn 1 trong năm 2015 tại 7 sở, ngành, 9 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và 9 Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế chủ động triển khai mạnh mẽ các ứng dụng, các dịch vụ công, từng bước hình thành các hệ thống thông tin về giáo dục điện tử, y tế điện tử trên địa bàn tỉnh, để nhân dân được hưởng phúc lợi xã hội thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin mạng:
a) Các cơ quan nhà nước chủ động thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, bảo đảm máy tính, hệ thống mạng máy tính, các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng không bị xâm nhập trái phép hoặc tấn công mạng. Chú trọng biện pháp bảo mật hành chính gắn với bảo mật bằng nghiệp vụ kỹ thuật;
b) Giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới;
c) Giao Trung tâm Hạ tầng thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông chủ động các giải pháp kỹ thuật và phối hợp với các đơn vị chức năng về bảo mật, an toàn thông tin, an ninh thông tin mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị khác để sẵn sàng ứng phó với xâm nhập mạng trái phép hoặc tấn công mạng, nhằm duy trì ổn định, liên tục, an toàn của Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh và Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
d) Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan chủ động rà soát, nắm tình hình, phòng ngừa, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đến hoạt động an toàn thông tin, an ninh thông tin mạng.
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh:
a) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án thu hút nguồn nhân lực, cơ chế tuyển dụng công chức đối với ngành công nghệ thông tin, đào tạo kiến thức chuyên gia công nghệ thông tin, chú trọng đến lĩnh vực an toàn, bảo mật thông tin cho tỉnh. Tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức về tin học cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh;
b) Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức về quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản trị hệ thống, an toàn thông tin và an ninh mạng cho cán bộ chuyên trách của các cơ quan, đơn vị;
c) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ưu tiên bố trí, tuyển dụng các bộ làm công tác chuyên trách về công nghệ thông tin, quản trị mạng tại đơn vị. Không giao cán bộ làm công tác công nghệ thông tin, quản trị mạng kiêm nhiệm các công việc khác.
6. Thực hiện thí điểm thuê dịch vụ công nghệ thông tin:
a) Nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước. Từng bước xem xét áp dụng thí điểm hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung, có tính chất, tính năng giống nhau mà nhiều cơ quan, đơn vị cùng có nhu cầu sử dụng. Bảo đảm yêu cầu về chất lượng dịch vụ, công nghệ, quy trình cung cấp dịch vụ; bảo đảm tính liên tục, liên thông, kết nối, đồng bộ về ứng dụng công nghệ thông tin. Bảo đảm an toàn, bảo mật và tính cá nhân hóa về thông tin, dữ liệu của cơ quan nhà nước;
b) Giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, tham mưu, đề xuất thực hiện Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
c) Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp nhu cầu và dự kiến vốn chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin, bảo đảm phân bổ đủ kinh phí để thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước được ổn định, liên tục, hiệu quả.
7. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ bắt buộc đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước của tỉnh;
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị, địa phương mình; chỉ đạo báo cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm) kết quả thực hiện Chỉ thị này về Sở thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Chỉ thị 12/2014/CT-UBND đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 - 2020
- 4Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 41/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015 tỉnh Ninh Bình
- 6Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2014 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành.
- 7Quyết định 1766/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công, viên chức giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 33/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 07/2011/QĐ-UBND về tổ chức thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Chỉ thị 32/2007/CT-UBND thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Quyết định 12/2016/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Quyết định 05/2012/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Chỉ thị 12/2014/CT-UBND đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 - 2020
- 5Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 41/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015 tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2014 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành.
- 9Quyết định 1766/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công, viên chức giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Quyết định 33/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 07/2011/QĐ-UBND về tổ chức thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Chỉ thị 32/2007/CT-UBND thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Quyết định 12/2016/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Quyết định 05/2012/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Chỉ thị 05/2015/CT-UBND đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 05/2015/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra