ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/CT-UBND | Hóc Môn, ngày 30 tháng 12 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỘ, NHÓM HỘ, TỔ DÂN PHỐ, TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN VỀ
AN NINH, TRẬT TỰ
Thông tri số 22-TT/HU ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Huyện ủy và Kế hoạch số 2112/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND huyện về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại cộng đồng dân cư đã được các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có kết quả, góp phần tích cực giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng các tổ chức tự quản của nhân dân về ANTT chưa đi vào chiều sâu, các hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân hoạt động mang tính hình thức, chưa phát huy tác dụng thiết thực trong phòng, chống tội phạm, giữ gìn ANTT trên địa bàn huyện.
Để khắc phục thiếu sót trên, đồng thời phát huy tính tự giác của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về ANTT và tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống sinh hoạt của từng gia đình và giữ gìn ANTT chung tại cộng đồng dân cư; phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giữ gìn ANTT (nhất là kéo giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông) trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị quan tâm việc xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT, cụ thể như sau:
I. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, QUY ƯỚC TỰ QUẢN VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:
1. Hình thức tổ chức:
1.1. Hộ tự quản: căn cứ tính hộ tự quản là sổ hộ khẩu - KH08 (đối với hộ thường trú) hoặc số tạm trú - KH09 (đối với hộ tạm trú), đối với hộ ngăn phòng cho thuê thì mỗi phòng tính 01 hộ (quy định tại Hướng dẫn số 01/HD-PC64 ngày 18/3/2010 của Phòng PC64 về “Sử dụng biểu mẫu trong công tác của CSKV”). Các nhà tập thể (như cơ sở tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội…) không tổ chức hình thức “hộ tự quản”, tùy theo tình hình thực tế, Công an 12 xã - thị trấn có thể vận dụng các hình thức tự quản khác thích hợp.
1.2. Nhóm hộ tự quản: bao gồm hộ nhân dân trong tổ dân phố, tổ nhân dân có điều kiện quan hệ, hiểu biết nhau. Số lượng từ 08 đến 15 hộ tùy theo tình hình dân cư, vị trí địa lý, số lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn trên cơ sở các hộ dân liền kề, gắn kết với nhau. Trường hợp đặc biệt xét thấy không thể thành lập được các nhóm hộ (như các hộ dân ở các khu dân cư sinh hoạt khép kín, không bầu được nhóm trưởng, khu vực quá phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội nếu thành lập nhóm cũng không có tác dụng…) thì không nhất thiết phải thành lập nhóm hộ tự quản. Đối với các nhà ngăn phòng cho thuê, Công an các xã - thị trấn căn cứ vào tình hình thực tiễn có thể tổ chức các hình thức tự quản khác cho phù hợp (như: nhà trọ tự quản, nhà cho thuê tự quản…), không nhất thiết phải áp dụng hình thức nhóm hộ tự quản.
1.3. Tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản: bao gồm các hộ nhân dân trong địa bàn dân cư xã - thị trấn, do UBND xã - thị trấn đề xuất và được UBND huyện quyết định thành lập hiện nay đang hoạt động.
2. Quy ước tự quản về ANTT:
2.1. Đối với hộ tự quản:
a) Chấp hành pháp luật:
a1) Tất cả các thành viên trong hộ đều tự giác chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương về ANTT.
a2) Không có người vi phạm pháp luật về hình sự, vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực ANTT và không có người là tệ nạn xã hội các loại.
b) Phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội:
b1) Luôn có ý thức nâng cao cảnh giác và chủ động ngăn ngừa không để tội phạm lợi dụng xâm hại đến tính mạng, tài sản của hộ gia đình và không để xảy ra cháy, nổ.
b2) Tích cực tham gia cảm hóa, giúp đỡ những người thuộc diện quản lý giáo dục ở xã - thị trấn trở thành người tốt.
b3) Tích cực tham gia phát hiện, tố giác và truy bắt các loại tội phạm, giải quyết các tệ nạn xã hội.
c) Xây dựng đoàn kết:
c1) Các thành viên trong hộ luôn đoàn kết, kịp thời phát hiện, hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình, không để phát sinh gây mất ANTT.
c2) Các thành viên trong hộ luôn đoàn kết tốt với nhân dân trong khu vực.
2.2. Đối với nhóm hộ, tổ dân phố và tổ nhân dân tự quản về:
a) Chấp hành pháp luật:
a1) Phổ biến kịp thời, đầy đủ cho các hộ trong nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân (dưới đây gọi chung là tổ) những nội dung cần thiết của các văn bản pháp luật và các quy định khác của địa phương về ANTT và tích cực đôn đốc, nhắc nhở các hộ thực hiện.
a2) Các hộ chấp hành tốt pháp luật và các quy định khác về ANTT của địa phương; không có người vi phạm pháp luật về ANTT.
b) Phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội:
b1) Thông báo kịp thời, đầy đủ tình hình cho các hộ gia đình về hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (kể cả tình hình xảy ra trong nhóm, tổ và tình hình do Công an địa phương thông báo).
b2) Tổ chức thực hiện tốt các hình thức tự quản, tự phòng của nhân dân về ANTT.
b3) Không có tội phạm ẩn náu hoặc có tội phạm ẩn náu nhưng bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
b4) Không có các tệ nạn xã hội hoặc có tệ nạn xã hội nhưng được phát hiện, giải quyết kịp thời.
b5) Vận động tổ chức tốt cho nhân dân trong nhóm, tổ tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ những người thuộc diện quản lý theo pháp luật tại địa phương.
b6) Nhóm trưởng, tổ trưởng, tổ phó và các hộ gia đình trong nhóm, tổ có ý thức đôn đốc, nhắc nhở nhau phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn ANTT; có ý thức bảo vệ tài sản cho các hộ trong nhóm, tổ; tích cực tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt tội phạm và giải quyết các tệ nạn xã hội.
c) Xây dựng đoàn kết:
c1) Thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
c2) Các hộ trong nhóm, tổ luôn đoàn kết, kịp thời pháp hiện hòa giải hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hòa giải các mâu thuẫn trong nhân dân có liên quan đến ANTT, không để phát sinh vụ việc phức tạp.
3. Hình thức sinh hoạt:
3.1. Đối với hộ: chủ hộ và các thành viên nhắc nhở nhau thực hiện các quy định tự quản của nhóm, hộ, tổ; khắc phục kịp thời những thiếu sót.
3.2. Đối với nhóm hộ tự quản: tùy theo đặc điểm các nhóm hộ có hình thức sinh hoạt phù hợp nhằm chuyển tải thông tin có liên quan đến các hộ dân một cách nhanh nhất. Có thể vận dụng các hình thức sau:
- Sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất để trao đổi tình hình và đánh giá kết quả thực hiện các quy ước tự quản của các hộ trong nhóm.
- Nhóm trưởng trực tiếp gặp gỡ các hộ để nhắc nhở thực hiện các quy ước tự quản.
- Phát các bản tin, các tờ bướm… đến các hộ để tuyên truyền về công tác giữ gìn ANTT.
3.3. Đối với tổ dân phố và tổ nhân dân tự quản: định kỳ tổ chức sinh hoạt theo quy định của địa phương về sinh hoạt tổ dân phố, tổ nhân dân. Ngoài ra tùy theo đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể, từng tổ có các mô hình sinh hoạt cho phù hợp (có thể vận dụng các hình thức trên đây của nhóm hộ - mục 3.2) để đôn đốc, nhắc nhở, đánh giá các hộ thực hiện các quy ước tự quản về ANTT.
II. CÁCH THỨC CHẤM ĐIỂM, BÌNH XÉT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC HỘ, NHÓM HỘ, TỔ DÂN PHỐ VÀ TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN VỀ ANTT:
1. Thang điểm:
1.1. Đối với hộ: tổng điểm là 50 điểm, gồm các nội dung quy định trong quy ước ở mục 2.1 được chấm điểm như sau:
- Mục a: chấp hành pháp luật: 10 điểm, gồm: a1: 05 điểm, a2: 05 điểm.
- Mục b: phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội: 30 điểm, gồm: b1: 10 điểm, b2: 10 điểm, b3: 10 điểm.
- Mục c: xây dựng đoàn kết: 10 điểm, gồm: c.1: 05 điểm, c2: 05 điểm.
1.2. Đối với nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản: tổng điểm là 50 điểm, gồm các nội dung quy định trong quy ước ở mục 2.2 được chấm điểm như sau:
- Mục a: chấp hành pháp luật: 10 điểm, gồm: a.1: 05 điểm, a.2: 05 điểm.
- Mục b: phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội: 30 điểm, gồm: b1: 05 điểm, b2: 05 điểm, b3: 05 điểm, b4: 05 điểm, b5: 05 điểm, b6: 05 điểm.
- Mục c: xây dựng đoàn kết: 10 điểm, gồm: c.1: 05 điểm, c2: 05 điểm.
Căn cứ vào quy ước tự quản và thang điểm trên để chấm điểm, nếu hộ gia đình, nhóm hộ, tổ dân phố và tổ nhân dân không thực hiện đúng các quy ước thì tùy mức độ vi phạm để trừ điểm, điểm trừ từ 01 điểm đến số điểm tối đa quy định cho nội dung đó.
2. Đánh giá chất lượng tự quản:
2.1. Đối với hộ gia đình:
- Hộ đạt 50 điểm thì được công nhận “Hộ tự quản về ANTT”.
- Hộ đạt dưới 50 điểm thì thuộc diện không đạt “Hộ tự quản về ANTT”.
2.2. Đối với nhóm hộ, tổ dân phố và tổ nhân dân:
- Nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân đạt 50 điểm và có 70% trở lên hộ trong nhóm, tổ được công nhận “Hộ tự quản về ANTT”, thì được công nhận “Nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT” (còn gọi là nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân khá về ANTT).
- Nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân đạt dưới 50 điểm thì không được công nhận “Nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT”.
3. Thời gian đánh giá, phân loại: hàng năm căn cứ vào nội dung quy ước tự quản và kết quả hoạt động của các hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân để tiến hành phân loại. Thời gian đánh giá phân loại tính từ 01/12 của năm trước đến 30/11 của năm sau.
4. Cách thức xét công nhận:
- Đối với hộ: căn cứ vào quy ước, thang điểm và kết quả thực hiện của hộ, nhóm trưởng và Cảnh sát khu vực, Công an viên dự kiến chấm điểm, phân loại; sau đó nhóm trưởng họp các hộ trong nhóm để xét công nhận và báo cáo kết quả về tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân và Công an xã - thị trấn.
- Đối với nhóm hộ: căn cứ vào quy ước, thang điểm, kết quả thực hiện tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân cùng với nhóm trưởng, Cảnh sát khu vực, Công an viên dự kiến chấm điểm, phân loại; sau đó tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân họp các nhóm trưởng, Cảnh sát khu vực, Công an viên để xét công nhận.
- Đối với tổ dân phố, tổ nhân dân: căn cứ vào quy ước, thang điểm và kết quả thực hiện, trưởng ban điều hành khu phố, ấp cùng với tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân và Cảnh sát khu vực, Công an viên dự kiến chấm điểm, phân loại; sau đó trưởng ban điều hành khu phố, ấp họp với các tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân và đại diện chỉ huy Công an xã - thị trấn, Cảnh sát khu vực, Công an viên để xét công nhận và báo cáo về UBND và Công an xã - thị trấn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Công tác này đặt dưới sự lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã - thị trấn và sự tham gia của các ngành, đoàn thể, khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và toàn thể nhân dân, trong đó Công an là lực lượng tham mưu, nồng cốt.
1. Công an huyện:
- Là cơ quan tham mưu UBND huyện trong việc tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục; đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện có hiệu quả.
- Chỉ đạo Công an xã - thị trấn, Cảnh sát khu vực chịu trách nhiệm dự kiến chấm điểm, phân loại và tham mưu UBND xã - thị trấn trong việc chỉ đạo các đơn vị họp xét công nhận và ra quyết định công nhận hàng năm.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo và đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT.
2. UBMTTQ và các đoàn thể: chịu trách nhiệm phối hợp lực lượng Công an thực hiện tốt Chỉ thị này; tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các quy ước về xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT.
3. Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh: tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về hình thức tổ chức, quy ước tự quản, hình thức sinh hoạt của hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT.
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch: chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí liên quan.
5. UBND xã - thị trấn: lãnh, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và nhân dân thực hiện có hiệu quả góp phần giữ gìn ANTT trên địa bàn; chỉ đạo củng cố sắp xếp lại các hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản; tổ chức cho nhân dân bầu nhóm trưởng, tổ trưởng là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín với nhân dân, có khả năng thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo tuyên truyền về quy ước tự quản, hình thức sinh hoạt cho nhân dân biết; căn cứ vào nội dung quy ước tự quản và kết quả hoạt động của các hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân để tiến hành ra quyết định công nhận hàng năm; chỉ đạo Công an xã - thị trấn tổ chức in nội dung các quy ước gửii đến từng hộ dân./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2200/2011/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về quy chế tổ chức, hoạt động của tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Chỉ thị 12/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở trong tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về xây dựng hộ gia đình, khóm, ấp, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 5Quyết định 86/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành năm 2017 do Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 2200/2011/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về quy chế tổ chức, hoạt động của tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Chỉ thị 12/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở trong tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về xây dựng hộ gia đình, khóm, ấp, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự do tỉnh Bạc Liêu ban hành
Chỉ thị 05/2010/CT-UBND về xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự do Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn ban hành
- Số hiệu: 05/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/12/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Văn Thị Bạch Tuyết
- Ngày công báo: 01/02/2011
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 06/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực