ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Kon Tum, ngày 19 tháng 01 năm 2023 |
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, với sự nỗ lực và cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả khả quan, diện mạo nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện rõ nét. Trong năm 2022 cơ bản đã thực hiện đảm bảo theo nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đề ra, đến nay toàn tỉnh đã có 42/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó đã có 36 xã được công nhật đạt chuẩn nông thôn mới), số tiêu chí đạt chuẩn bình quân trên xã đến nay là 16 tiêu chí; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã được các địa phương quan tâm thực hiện, qua đó đã có 03 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 07 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 19 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới..., người dân đã nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của mình và tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới với ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu, gương điển hình, có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Kết quả thực hiện của tỉnh đang còn ở mức thấp so với một số địa phương trên cả nước, một số chỉ tiêu đề ra vẫn chưa đạt được; trong đó có một số nguyên nhân chính: Là năm đầu thực hiện theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021 - 2025 và có nhiều tiêu chí có mức độ đạt chuẩn tương đối cao, bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu mới cần phải có thời gian mới đảm bảo hoàn thành; chưa có sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị cơ sở, nhất là người đứng đầu chưa thể hiện được vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình; trách nhiệm của các sở, ban ngành là thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh chưa cao, chưa thực sự tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được phân công; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở các địa phương chưa được phát động thực hiện sâu rộng; chưa có giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức...
Để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 81/ND-HĐND tỉnh ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 795/KH-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành được phân công phụ trách các tiêu chí nông thôn mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 81/ND-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Kế hoạch số 795/KH-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan, trong đó tập trung một số nội dung như sau:
1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023, gồm:
- Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu có thêm 07 xã (Dự kiến: Xã Ngọc Réo, xã Đăk Pxy thuộc huyện Đăk Hà; xã Đăk Ang thuộc huyện Ngọc Hồi; xã Đăk Choong thuộc huyện Đăk Glei; xã Ia Đal thuộc huyện Ia H’Drai; xã Hơ Moong thuộc huyện Sa Thầy; xã Văn Lem thuộc huyện Đăk Tô) đạt chuẩn xã nông thôn mới theo quy định.
- Đối với xã nông thôn mới nâng cao: Phấn đấu có thêm 03 xã (Dự kiến: Xã Hòa Bình - thành phố Kon Tum, xã Đăk Kan - huyện Ngọc Hồi, xã Đăk Pét - huyện Đăk Glei) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và tiếp tục chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.
- Đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu: Tiếp tục phấn đấu có thêm 01 xã (Dự kiến: xã Đăk Mar - huyện Đăk Hà) đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Các địa phương tiếp tục lựa chọn xã đã được công nhận nông thôn mới nâng cao tiêu biểu trên địa bàn để chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
- Đối với huyện nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu thành phố Kon Tum hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Đối với thôn đạt chuẩn Thôn nông thôn mới kiểu mẫu: Các địa phương chủ động tiếp tục lựa chọn và chỉ đạo thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới cần xây dựng có ít nhất 01 Thôn nông thôn kiểu mẫu theo bộ tiêu chí).
- Đối với thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Năm 2023 đảm bảo có 95/95 thôn (làng) thực hiện điểm tại các cấp về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các địa phương phải tiếp tục tổ chức thực hiện và hoàn thành mục tiêu đối với các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới thuộc Kế hoạch năm 2021 và năm 2022 (xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu).
- Nâng cao trách nhiệm chính trị trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt khắc phục tình trạng trông chờ từ nguồn hỗ trợ của ngân sách cấp trên (Trung ương, tỉnh); chú trọng triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân bên cạnh hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Các địa phương cân đối vốn đối ứng từ ngân sách địa phương bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh về tỷ lệ đối ứng giữa các cấp ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chủ động lồng ghép, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư hoàn thành các dự án, thực hiện hiệu quả các nội dung, hoạt động của Chương trình, đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với thực tế, đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững".
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023 và các năm tiếp theo.
- Thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí nông thôn mới; đồng thời triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới; rà soát, lựa chọn các xã, thôn tiêu biểu, điển hình để tổ chức triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, phải phấn đấu đạt được mục tiêu 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn chỉ tiêu về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế theo bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
- Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng và tháng cuối quý báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới về Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh nếu thực hiện chế độ báo cáo không đảm bảo thời gian theo quy định.
- Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó:
Cấp huyện chịu trách nhiệm về mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; cấp sở, ngành chịu trách nhiệm về các tiêu chí chuyên ngành đã được phân công phụ trách (phối hợp thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra). Kết quả thực hiện hoàn thành mục tiêu là căn cứ để bình xét thi đua và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương hằng năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về mức độ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đây là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Thủ trưởng các sở, ngành phụ trách các tiêu chí có trách nhiệm giải trình cụ thể trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về mức độ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đối với các tiêu chí chuyên ngành được phân công phụ trách và là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cá nhân Thủ trưởng đơn vị.
- Các sở, ngành được phân công trực tiếp phụ trách (xã, huyện, thành phố) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với địa phương hỗ trợ các xã, huyện đạt mục tiêu phấn đấu xây dựng nông thôn mới trong năm 2023.
- Giao Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, bình xét thi đua đối với các địa phương, sở, ngành trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2023, trong đó tập trung vào kế hoạch về nâng cao chất lượng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh; thôn nông thôn mới kiểu mẫu; thôn (làng) nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Chỉ thị này, trước ngày 20 hằng tháng và tháng cuối quý tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện, vai trò trách nhiệm của các đơn vị, địa phương, đề xuất kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
(Chi tiết danh sách xã mục tiêu và trách nhiệm thực hiện, phân công phụ trách xã năm 2023 theo Phụ lục kèm theo).
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH CÁC XÃ MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2023 VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Chỉ thị số: 04 /CT-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT | Địa phương | Số tiêu chí đã đạt chuẩn đến năm 2022 | Năm hoàn thành | Trong đó: Thời gian hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận tại các cấp | Trách nhiệm thực hiện cấp huyện | Trách nhiệm thực hiện cấp tỉnh phụ trách tiêu chí | Phân công sở, ngành chủ trì phụ trách xã, huyện | |
Cấp huyện | Cấp tỉnh | |||||||
I | Xã nông thôn mới: 07 xã |
|
|
|
|
|
| |
1 | Xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi | 13/19 Tiêu chí, gồm: Số 1, 2, 3, 4, 6, 7 , 8, 9, 12, 13, 16, 18, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Công Thương |
2 | Xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy | 13/19 Tiêu chí gồm: Số 1; 3; 4; 6; 7; 8; 10; 12;13; 15; 16; 18; 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Lao động - Thương binh và xã hội |
3 | Xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà | 12/19 Tiêu chí gồm: Số 2, 3, 4, 6, 7, 8, 13, 14, 15, 16, 18, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Tài chính |
4 | Xã ĐăkPxi, huyện Đăk Hà | 12/19 Tiêu chí gồm số 2, 3, 4, 6,7, 8, 12, 13, 15, 16, 17, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Giáo dục và Đào tạo |
5 | Xã Văn Lem, huyện Đăk Tô | 12/19 Tiêu chí gồm: Số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 12, 14, 16, 18, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Y tế |
6 | Xã Đăk Chooong, huyện Đăk Glei | 11/19 Tiêu chí gồm: Số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 14, 16, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Giao thông vận tải |
7 | Xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai | 13/19 Tiêu chí gồm: Số 3, 4, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19 | 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Ia H=Drai | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
II | Xã Nông thôn mới nâng cao: 03 xã |
|
|
|
|
|
| |
1 | Xã Hòa Bình, Thành phố Kon Tum |
| 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Xây dựng |
2 | Xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei |
| 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch |
3 | Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi |
| 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Ban Dân tộc |
III | Xã nông thôn mới kiểu mẫu: 01 xã |
|
|
|
|
|
| |
1 | Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà |
| 2023 | Trước ngày 15/12/2023 | Trước ngày 31/12/2023 | Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà | Thủ trưởng các đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí | Sở Thông tin và Truyền thông |
IV | Thành phố Kon Tum hoàn thành nhiệm vụ Xây dựng NTM |
| 2023 | Hoàn thiện hồ sơ cấp thành phố trước ngày 15/9/2023 | Hoàn thiện hồ sơ thẩm tra cấp tỉnh trước ngày 15/10/2023 | Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum | (1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (3) Sở Xây dựng. (4) Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phụ trách, hướng dẫn và tổ chức thực hiện “Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên”. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ghi chú: Thủ trưởng các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ hoàn thành nhiệm vụ theo lộ trình nêu trên, cụ thể:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chịu trách nhiệm về xây thực hiện hoàn thành các xã mục tiêu và hoàn tất hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định và công nhận theo lộ trình đã xác định.
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chịu trách nhiệm tham mưu tỉnh tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn (nếu đủ điều kiện) theo thời gian trên.
- Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh được phân công phụ trách tiêu chí: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ địa phương trong thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí chuyên ngành; trực tiếp báo cáo kết quả thẩm định các tiêu chí được phân công (kết quả được đánh giá theo kế hoạch thực hiện, văn bản hướng dẫn, nội dung phối hợp thực hiện, biên bản kiểm tra giúp đỡ, báo cáo thẩm định tiêu chí…).
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép; phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi Phụ lục 1 Quy định nội dung cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, thực hiện dự án đầu tư do cấp tỉnh quản lý kèm theo Quyết định 3005/QĐ-UBND do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 530/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép; phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 3Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi Phụ lục 1 Quy định nội dung cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, thực hiện dự án đầu tư do cấp tỉnh quản lý kèm theo Quyết định 3005/QĐ-UBND do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 530/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 do tỉnh Kon Tum ban hành
Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 04/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lê Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực