Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Hà Nam, ngày 26 tháng 04 năm 2018 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, công tác An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh được cấp ủy Đảng, chính quyền các Ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ từng bước được nâng cao, số vụ tai nạn lao động giảm, không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, môi trường, điều kiện lao động cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm pháp luật về ATVSLĐ; người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phương tiện bảo vệ, thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) yêu cầu:
1. Giám đốc các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến tất cả các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 01/CT-BLĐTBXH ngày 10/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ; phối hợp, xác minh, điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người; nhanh chóng làm rõ nguyên nhân; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu và những cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đảm bảo ATVSLĐ của tỉnh đến năm 2020, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm.
- Chỉ đạo hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ; thường xuyên tự kiểm tra, đảm bảo an toàn lao động tại cơ quan, đơn vị.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Luật ATVSLĐ; tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ cơ sở, chủ doanh nghiệp, làng nghề và người lao động (người lao động không theo hợp đồng, lao động đặc thù...).
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm và đột xuất về ATVSLĐ; thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, hướng dẫn thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp, phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động, phối hợp triển khai thực hiện ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng, chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy, thiết bị dùng để sản xuất trong nông nghiệp, trong các làng nghề.
5. Các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường chủ động, tăng cường phối hợp thực hiện các quy định về ATVSLĐ đối với các công trình, cơ sở sử dụng lao động thuộc phạm vi quản lý có tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt tại địa bàn tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
6. Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, đảm bảo việc thực hiện nội quy, quy chế và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; xử lý tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các quy định về ATVSLĐ, công khai các trường hợp vi phạm ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời thông tin cảnh báo những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn để mọi người biết và phòng tránh.
8. UBND các huyện, thành phố: Đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện ATVSLĐ; kịp thời thông tin cảnh báo những nơi có nguy cơ mất an toàn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm trên địa bàn.
Giám đốc các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện nghiêm Chỉ thị, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 07/2010/CT-UBND về tăng cường công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3Chỉ thị 39/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 15/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Chỉ thị 29-CT/TW năm 2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do Ban Bí thư ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-LĐTBXH năm 2015 về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 4Chỉ thị 07/2010/CT-UBND về tăng cường công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Chỉ thị 02/CT-BXD năm 2017 về đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Chỉ thị 39/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 15/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 04/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra