Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 04/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC TIẾP DÂN VÀ GIẢI QUYẾT CÁC ĐƠN TỪ KHIẾU TỐ CỦA NHÂN DÂN

Trong năm qua, nhân dân Thành phố Hồ Chí minh đã tích cực tham gia các cuộc sinh hoạt chính trị lớn của Thành phố như : bầu cử Quốc hội thống nhất cả nước, xây dựng chính quyền ba cấp. Nhất là gần đây, nhân dân đã tích cực, sôi nổi thảo luận, góp nhiều ý kiến tốt với Đảng và các cơ quan Nhà nước để hướng ứng đợt phát động “góp ý kiến xây dựng bản đề cương Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ưong Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV” do đồng chí Bí thư Thành ủy phát động. Mặt khác, bằng hình thức đơn từ khiếu nại, tố giác hoặc bằng trực tiếp đến tận trụ sở chính quyền, các tầng lớp nhân dân đã liên tục bày tỏ yêu cầu, nguyện vọng và phát hiện những trường hợp sai lầm của cán bộ, chiến sĩ ta trong việc chấp hành chính sách, vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, sa sút về phẩm chất đạo đức, v.v... Trưóc tình hình đó, công tác tiếp dân và giải quyết các đơn từ khiếu tố của nhân dân đòi hỏi phải được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng đúng mức hơn nữa.

Công tác tiếp dân và giải quyết các đơn từ khiếu tố của nhân dân là một trong những khâu công tác quan trọng trong công tác quần chúng của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay và sắp tới. Đó là một công tác cần được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh và tổ chức thực hiện cho chu đáo. Vừa qua, công tác này ở một số nơi đã có tiến bộ, làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ. Đồng thời qua đó, các nơi đã rút ra được một số kết luận bổ ích cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ địa phương. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều nơi, việc tổ chức tiếp nhận, xét giải quyết đơn khiếu tố còn quá yếu ; chưa được các ngành, các cấp coi trọng. Việc tổ chức tiếp dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nghe ý kiến đóng góp, phê bình của nhân dân chưa thành nề nếp. Vì vậy, thư từ khiếu tố của nhân dân thì nhiều, nhưng việc xét giải quyết còn quá ít và thường là chậm trễ, thậm chí còn bị thất lạc, mất mát. Mặt khác, còn có trường hợp đương sự bị trù dập hoặc bị thành kiến vì dám mạnh dạn khiếu tố những sai trái của cán bộ. Tình trạng này đã làm cho một số quần chúng e dè, thiếu tin tưởng cán bộ, thiếu tin tưởng cách mạng ; gây trở ngại và tốn kém nhiều thì giờ, nhiều công sức trong việc điều tra giải quyết khiếu tố của nhân dân, v.v...

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do nhận thức của các ngành, các cấp đối với công tác tiếp dân và xét giải quyết khiếu tố của nhân dân còn chưa đúng. Biểu hiện cụ thể là thiếu trách nhiệm đối với nhân dân, tổ chức thực hiện công tác này chưa chu đáo và không kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia việc bảo vệ và xây dựng Thành phố theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, điều rất quan trọng là phải bảo đảm và tăng cường quyền làm chủ tập thể của nhân dân, nhất là của công nhân và nhân dân lao động. Đảm bảo cho nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ; đảm bảo chức năng kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước và cán bộ công nhân viên, đảm bảo mọi người nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp Nhà nưóc và mọi thể lệ của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố lưu ý Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường,xã, các cơ quan chính quyền và đoàn thể các cấp:

1. Cần làm thông suốt trong Ủy ban nhân dân, các cơ quan chính quyền và đoàn thể các cấp :

a/ Quyền khiếu tố của công dân đã được Nhà nước quy định : “Nhân dân có quyền trực tiếp hoặc gửi thư khiếu tố đến các cơ quan Nhà nước từ Ủy ban nhân dân phường, xã đến Chính phủ trung ương để bày tỏ thắc mắc, nguyện vọng của mình, phát giác những sai lầm thiếu sót của cán bộ, cơ quan, góp ý kiến xâydựng chính sách, tổ chức, lề lối làm việc để dần dần cải tiến công tác của Nhà nước”. Theo quy định đó, nhân dân có thể trực tiếp hoặc gửi thư khiếu tố đến các nơi từ phường, xã, quận, huyện, Thành phố đến Trung ương không một cơ quan nào, cán bộ, nhân viên nào được đe dọa, ngăn cản nhân dân, cán bộ, nhân viên cấp dưới gửi thư khiếu tố hoặc trực tiếp lên cơ quan cấp trên để khiếu tố.

b/ Việc xét và giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của công dân là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước. Làm tốt nihệm vụ này không những bảo vệ quyền dân chủ về chính trị và quyền lợi kinh tế chính đáng của công dân mà còn là bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và luật pháp Nhà nước, tăng cường khối đoàn kết nhất trí về chính trị, tư tưởng trong nhân dân, phát huy sức mạnh và tính ưu việc của chế độ ta.

2. Ủy ban nhân dân, các cơ quan chính quyền và đoàn thể các cấp phải coi việc tiếp dân, nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, nhận và giải quyết các đơn từ khiếu tố của nhân dân là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình. Các nơi cần tổ chức thực hiẹn chu đáo, phân công, phân nhiệm rõ ràng, kiểm tra đôn đốc một cách thiết thực và thường xuyên liên tục.

Để thực hiện tốt công tác này, Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cụ thể như sau :

a/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các ngành và đoàn thể có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra đôn đốc việc tiếp dân và xét giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân. Mỗi cơ quan đơn vị phải tổ chức phân công bộ phận tiếp dân và xét giải quyết đơn khiếu tố. Những nơi đã có Thanh tra chuyên trách cần được quan tâm chỉ đạo, xây dựng, củng cố về mọi mặt và tăng cường giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Thanh tra có thể phát huy hết vai trò, chức năng của mình phục vụ cho cấp lãnh đạo thực hiện tốt hai yêu cầu trên.

b/ Về tiếp dân , phải bố trí nơi chỗ riêng, sạch sẽ, nghiêm túc thường xuyên và định kỳ. Cán bộ tiếp dân phải là cán bộ có tư cách và có trình độ tiếp thu, nắm vững được các chủ trương chánh sách, tổng hợp những ý kiến của nhân dân và giải đáp nhữntg vấn đề có thể giải đáp ngay được. Tóm lại, công tác tiếp dân phải đưpợc tổ chức chu đáo từ chỗ nơi đến khâu cán bộ.

c/ Về xét giải quyết đơn khiếu tố :

Mỗi khi nhận được đơn khiếu tố, nhất thiết phải báo tin ngay cho đương sự biết ; đồng thời phải tiến hành nghiên cứu điều tra một cách tích cực, chu đáo để giải quyết thật khách quan, đúng đắn và kịp thời. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình, cần chuyển nơi khác cũng phải báo cho đương sự biết rõ là chuyển nơi nào. Đối với những vấn đề phức tạp chưa giải quyết ngay được cũng phải thông báo và giải thích cho đương sự thông suốt để họ yên tâm chờ đợi. Đối với những vấn đề mà cấp trên có thẩm quyền đã giải quyết thì cơ quan nơi phát sinh vất đề đó phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định của cấp trên. Tóm lại, việc xét giải quyết đơn khiếu tố phải tiến hành một cách khẩn trương, chu đáo, nghiêm túc, đem lại sự an tâm, tin tưởng và đảm bảo quyền lợi chính đáng, thiết thực của nhân dân.

3. Hằng tuần, hằng tháng, các cơ quan, đơn vị sơ kết tình hình góp ý kiến của nhân dân và việc xét giải quyết khiếu tố phản ảnh trong báo cáo thường kỳ gởi về Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tiếp được Chỉ thị này, các Ủy ban nhân dân, các cơ quan chính quyền và đoàn thể các cấp tùy tình hình cụ thể của đơn vị mình, tích cực xây dựng, tổ chức, phân công cán bộ thực hiện tốt công tác tiếp dân và xét giải quyết khiếu tố một cách khẩn trương, thiết thực và thường xuyên báo cáo tình hình về Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban Thanh tra Thành phô Hồ Chí Minh.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Vũ Đình Liệu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 04/CT-UB năm 1977 về công tác tiếp dân và giải quyết các đơn từ khiếu tố của nhân dân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 04/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 07/01/1977
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Vũ Đình Liệu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản