ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 14 tháng 03 năm 2014 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Trong thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực: Công tác truyền thông giáo dục được đẩy mạnh; nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và người tiêu dùng từng bước được nâng lên; sự phối hợp liên ngành được triển khai có hiệu quả, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, đó là: Việc kiểm soát các nguồn cung cấp thực phẩm còn nhiều sơ hở; việc sử dụng, kinh doanh các hóa chất, phụ gia, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định; các hóa chất, phụ gia không được phép sử dụng trong nuôi, trồng, khai thác, chế biến, bảo quản thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ; tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc quản lý kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, quy hoạch và quản lý kinh doanh thức ăn đường phố chưa được chú trọng. Tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra không đạt điều kiện về an toàn thực phẩm còn cao. Do đó, nguy cơ mất an toàn thực phẩm; ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề đáng lo ngại và đang được cả xã hội quan tâm.
Để khắc phục tình trạng trên, thiết lập trật tự kỷ cương trong việc quản lý ATTP trên địa bàn, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; phục vụ tốt, đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm trong mùa du lịch và lễ hội năm nay, nhất là dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
a) Chỉ đạo thực hiện phân cấp quản lý cơ sở thực phẩm, tăng cường việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tăng cường pháp chế trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.
c) Tham mưu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2012.
d) Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình... và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền thông, giáo dục về ATTP phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Từng bước thực hiện quy trình thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn, bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm.
b) Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y; chấm dứt các hoạt động giết mổ gia súc không đảm bảo ATVSTP, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
a) Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện để ngăn chặn và xử lý nghiêm việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,... lưu thông trên thị trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí để duy trì triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về ATTP, ý thức chấp hành luật pháp về ATTP bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả.
b) Khẩn trương triển khai phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định, tránh chồng chéo, bỏ sót trong quản lý.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát về ATTP. Chú trọng việc quy hoạch địa điểm kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo các tiêu chí theo Thông tư 30/2012/BYT ngày 15 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
d) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP tại địa phương.
Các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công để tổ chức triển khai thực hiện công tác vệ sinh ATTP nghiêm túc và báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 01 năm về Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Địa chỉ: 57 Trần Nguyên Hãn, TK 9, Đồng Phú, TP Đồng Hới; Email: qlnd.qb@gmail.com) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021
- 1Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực