- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 3Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Quyết định 11/2008/QĐ-BXD về Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2009/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 12 tháng 8 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM - KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ, về điều chỉnh bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của một số tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. Trong những năm qua, tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng của các các Chủ đầu tư và các đơn vị hoạt động xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hoàn thiện, trong quá trình thực hiện đã theo đúng các quy định của nhà nước. Tuy nhiên, một số công trình vẫn còn sai sót và yếu kém về thí nghiệm, kiểm định xây dựng.
Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo công tác thí nghiệm là một yếu tố phản ảnh trung thực kết quả chất lượng vật liệu xây dựng trước khi đưa vào xây dựng công trình và kiểm định chất lượng sản phẩm xây dựng để nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng được thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng các quy định của pháp luật; UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Xây dựng:
a) Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra và rà soát hoạt động của các tổ chức hoạt động thí nghiệm, kiểm định xây dựng trên địa bàn tỉnh theo nội dung quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ Xây dựng, về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
b) Hướng dẫn và kiểm tra Phòng Công thương ở các huyện, Phòng Quản lý đô thị tại thị xã và thành phố; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình trên địa bàn, theo nội dung nêu tại chương V, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP; trong đó, cần lưu ý kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm, kiểm định xây dựng tại công trình theo đúng quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, các tiêu chuẩn thí nghiệm hiện hành trong công tác xây dựng công trình.
c) Kết quả kiểm tra, thanh tra phải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng để thống nhất hình thức xử lý.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tăng cường chỉ đạo Phòng Công thương, Phòng Quản lý đô thị trong quá trình kiểm tra chất lưọng công trình theo phân cấp, phải lưu ý: thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để kịp thời chấn chỉnh công tác thí nghiệm, kiểm định đối với các công trình xây dựng trên địa bàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình.
3. Các Chủ đầu tư có công trình xây dựng:
a) Phải tuân thủ các quy trình lấy mẫu và thí nghiệm xây dựng khi triển khai thi công xây dựng công trình được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành, trong công tác thi công, nghiệm thu và công tác thí nghiệm xây dựng.
b) Phải kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm của đơn vị thi công (nếu có đủ năng lực) hoặc hợp đồng kiểm nghiệm, kiểm định xây dựng của các đơn vị thí nghiệm chuyên ngành với đơn vị thi công; cần lưu ý: phải xem xét hồ sơ năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân phù hợp với các yêu cầu phép thử và quy mô, tính chất công trình xây dựng.
c) Cán bộ giám sát kỹ thuật công trình phải giám sát việc lấy mẫu, bảo dưỡng, bảo quản mẫu thí nghiệm tại hiện trường và giám sát việc thực hiện xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm chuyên ngành được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
d) Trường hợp nếu có dấu hiệu nghi ngờ về kết quả thí nghiệm, kiểm định, thì phải tiến hành phúc tra kết quả thí nghiệm đó.
e) Kiên quyết không nghiệm thu sản phẩm xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và thanh quyết toán vốn đầu tư khi công trình không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác thí nghiệm, kiểm định xây dựng theo đúng quy định.
4. Các Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát chất lượng công trình:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát cụ thể việc thực hiện thí nghiệm, kiểm định xây dựng tại các công trình đang triển khai thi công theo đúng quy định hiện hành.
b) Phải cử cán bộ kỹ thuật có năng lực và kinh nghiệm để tham gia và giám sát công tác thí nghiệm, kiểm định xây dựng thật nghiêm túc theo đúng quy định từ khâu lấy mẫu đến việc ra kết quả mẫu. Phải ghi nhật ký công trình để theo dõi và lập biên bản khi lấy mẫu thí nghiệm hoặc biên bản kiểm định kết cấu xây dựng.
c) Kiên quyết xử lý những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm việc thí nghiệm, kiểm định xây dựng như: thông đồng với các đơn vị liên quan lập báo cáo khống về kết quả mẫu để đối phó hoặc tham gia thực hiện thí nghiệm mẫu không đúng quy định Nhà nước.
d) Từ chối và đề xuất Chủ đầu tư không thanh quyết toán khối lượng công trình thực hiện thí nghiệm, kiểm định không đúng quy định.
e) Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về kết quả thí nghiệm, kiểm định xây dựng và chất lượng công trình xây dựng do mình đảm nhận.
5. Các tổ chức tư vấn thí nghiệm, kiểm định:
a) Trước khi triển khai công tác thí nghiệm, kiểm định xây dựng công trình, phải gửi thông báo cho Sở Xây dựng để theo dõi, kiểm tra trong quá trình thực hiện.
b) Phải tiến hành hợp đồng về việc tư vấn thí nghiệm, kiểm định với Chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công trước khi thực hiện công tác này.
c) Phải kiện toàn đội ngũ thí nghiệm viên về chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp. Phòng thí nghiệm phải thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức kiểm tra kiến thức, tay nghề của thí nghiệm viên khi thực hiện công việc. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng với thí nghiệm viên thiếu trách nhiệm và vi phạm công tác thí nghiệm.
d) Phải có đầy đủ trang thiết bị máy móc thí nghiệm và phải hợp chuẩn các thiết bị thí nghiệm theo định kỳ và theo các yêu cầu phép thử đã đăng ký mới được phép hoạt động.
b) Phải lập hồ sơ quản lý chất lượng thí nghiệm từ khâu hợp đồng, phiếu giao nhận, các biên bản lấy mẫu, số liệu thí nghiệm gốc, mẫu lưu….theo các quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
d) Quá trình thực hiện thí nghiệm, kiểm định xây dựng phải đảm bảo khách quan, phản ảnh trung thực kết quả chất lượng, đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện khẳng định chất lượng.
e) Nghiêm cấm tổ chức thí nghiệm có hành vi gian lận, không có mẫu thí nghiệm nhưng ra kết quả thí nghiệm để thu tiền bất chính.
6. Đối với các đơn vị thi công xây dựng công trình:
a) Phải kiện toàn đội ngũ cán bộ kỹ thuật và chỉ huy thi công tại hiện trường, đủ năng lực theo đúng quy định Nhà nước để tổ chức thi công các công trình và thực hiện nghiêm túc công tác thí nghiệm, kiểm định.
b) Tất cả vật tư chủ yếu tập kết tại hiện trường, yêu cầu đơn vị thi công phải cung cấp chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, đồng thời phải tổ chức lấy mẫu để thí nghiệm theo các lô hàng nhập, quản lý mẫu theo đúng quy định của các Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam có liên quan, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định và phải được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.
c) Khi lấy mẫu kiểm tra chất lượng bê tông và một số kết cấu chính tại hiện trường phải lập biên bản và có mẫu lưu đối chứng phục vụ cho công tác kiểm tra và thanh tra.
d) Nghiêm cấm các đơn vị thi công không tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm, kiểm định xây dựng, nhưng thông đồng với tư vấn giám sát và đơn vị thí nghiệm ra khống kết quả thí nghiệm hoặc kết quả thí nghiệm không đúng với vật tư thực tế đưa vào công trình.
7. Các Sở chuyên ngành:
Phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện công tác thí nghiệm, kiểm định xây dựng trong quá trình kiểm tra chất lượng công trình theo phân cấp tại Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 20/6/2008 của UBND tỉnh, về phấn cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Định kỳ báo cáo Sở Xây dựng về chất lượng công trình, trong đó lưu ý công tác thí nghiệm, kiểm định.
8. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; các Chủ đầu tư, các Doanh nghiệp hành nghề xây dựng và Tư vấn xây dựng, nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này;
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 12/2007/CT-UBND tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý chất lượng kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 5Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 3Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Quyết định 11/2008/QĐ-BXD về Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Chỉ thị 12/2007/CT-UBND tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý chất lượng kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang
Chỉ thị 03/2009/CT-UBND về việc tăng cường quản lý công tác thí nghiệm - kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 03/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lữ Ngọc Cư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2009
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực