- 1Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 634/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 383/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ về triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2017
- 4Chỉ thị 14/CT-BCT về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Kế hoạch 1237/KH-BCĐ389 năm 2017 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành
- 7Chỉ thị 16-CT/TW năm 2017 về tổ chức Tết năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Chỉ thị 48/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 04/CT-BTC năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 do Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 01 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TUẤT 2018
Năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển chuyển biến tích cực; có 12/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch đề ra. Giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu khá ổn định tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình thời tiết các tháng cuối năm không thuận lợi, mưa lụt và rét hại kéo dài làm sụt giảm nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ Tết, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường trong dịp Lễ, Tết; vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tình hình buôn lậu và gian lận thương mại các tháng cuối năm vẫn diễn ra phức tạp.
Để bảo đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, không để biến động lớn về thị trường, giá cả và chuẩn bị tốt các điều kiện để mọi người dân được đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
a) Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết năm 2018 và Chỉ thị số 20-CV/TU ngày 29/12/2017 của Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018. Trong đó, yêu cầu tập trung triển khai tổ chức cho nhân dân đón Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm; tập trung chăm lo cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…
b) Thực hiện chỉ đạo của các Bộ, ngành chủ quản, khẩn trương triển khai những nhiệm vụ cần thiết nhằm bình ổn thị trường theo Chỉ thị số 48/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Công văn số 8834/UBND-CT ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh về việc chủ động phương án bình ổn, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, xử lý các biến động bất thường của thị trường; chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ làm mất ổn định thị trường; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền và kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, điểm mua bán, siêu thị… trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về đầu cơ, lợi dụng nhu cầu tăng cao trong dịp Lễ, Tết để tăng giá, thu lợi bất chính.
d) Chủ động xây dựng Chương trình, Kế hoạch của ngành và địa phương để tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 11/11/2017 về thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị và theo các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012; Kế hoạch số 383/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 04/5/2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về triển khai các hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
3. Ban chỉ đạo 389/TTH: Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1237/KH-BCĐ389 ngày 11/12/2017 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban chỉ đạo để kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu. Trọng tâm là kiểm soát chặt các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết. Chủ động tổ chức lực lượng triển khai các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, tàng trữ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành trong trường hợp thị trường có biến động bất thường.
4. Sở Công Thương:
a) Triển khai thống nhất, đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 07/11/2017 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường; rà soát, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.
- Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tập trung nguồn lực để dự trữ và lưu thông hàng hóa phục vụ Lễ, Tết. Kết nối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh, phân phối được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để dự trữ hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Chương trình hành động của Ngành Công Thương về tăng cường, đẩy mạnh Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2017 thông qua việc kết hợp chương trình bình ổn giá và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt vùng bị thiệt hại do lũ lụt trong thời gian qua…nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ cung ứng điện, xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú trọng công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu công nghiệp, khu dân cư, khu vui chơi.
c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường:
Chủ động tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng của Ban Chỉ đạo 389/TTH nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 1237/KH-BCĐ389 ngày 11/12/2017 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; tập trung vào các nội dung sau:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm tại các siêu thị, các chợ đầu mối, bến xe, ga đường sắt, cảng hàng không nội địa, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa ... Các mặt hàng cần tập trung kiểm tra là vật liệu nổ, pháo nổ, “đèn trời”, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vụ đông xuân;… hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra chuyên đề các mặt hàng trọng điểm cuối năm: xăng dầu, khí dầu hóa lỏng (LPG), thuốc lá, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Trong quá trình kiểm tra, tiến hành cho chủ hộ kinh doanh ký cam kết không găm hàng, tăng giá quá mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi bán hàng.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đo lường, chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ… nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức tốt sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi gian lận thương mại và kinh doanh trái pháp luật khác.
- Tăng cường công tác quản lý địa bàn, cập nhật danh sách, sổ bộ của các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa bình ổn giá.
5. Sở Tài chính:
Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018:
a) Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn; trong đó, chú trọng việc theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết. Đặc biệt, đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân trên địa bàn kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định; đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định cho người dân vùng gặp thiên tai, lũ lụt, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết theo đúng đối tượng nhằm đảm bảo an sinh xã hội..
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan:
- Tăng cường thanh, kiểm tra về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đặc biệt với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá. Bên cạnh đó, có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện đại chúng. Không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng dầu để tăng giá dây chuyền, không phù hợp với tỷ lệ tác động của giá điện, xăng dầu vào giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ khác.
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng lượng hành khách tăng trong dịp Lễ, Tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao và các trường hợp không thực hiện việc kê khai, niêm yết giá; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với Cục Thuế tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế và chuyển giá, chấn chỉnh công tác hoàn thuế; tập trung quản lý chi ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung chi không thiết thực, không chấp hành đúng quy định về thủ tục, hồ sơ, chế độ.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đối với các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước, hàng dự trữ quốc gia, hàng hóa dịch vụ công ích… Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng tăng giá cục bộ, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng cùng một thời điểm, nhất là dịp trước và sau Tết.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Triển khai hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vật nuôi và vacxin, hóa chất sát trùng theo quy định cho nhân dân địa phương vùng bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, ổn định đời sống.
- Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng, bảo vệ phát triển sản xuất một cách hiệu quả, kịp thời để không làm ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và sau Tết Nguyên đán.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ các quy định bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân nhận biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn trong giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; thông tin nhanh, chính xác tình hình thị trường, giá cả hàng hóa; an toàn, vệ sinh thực phẩm; trật tự an toàn giao thông; công tác chống sản xuất, buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; công tác tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động triển khai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với những gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách để các doanh nghiệp, nhân dân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; triển khai các chương trình thường kỳ quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thông tin đầy đủ, kịp thời các chương trình bình ổn thị trường, đưa hàng Việt về nông thôn; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
8. Sở Y tế:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như: các chợ, trung tâm thương mại đầu mối; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt, rau củ quả tươi sống, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tập trung trên địa bàn. Kết hợp lấy mẫu thực phẩm, ưu tiên xét nghiệm sớm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý chặt chẽ, bảo đảm chất lượng thuốc và giá thuốc, giá các dịch vụ y tế; chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bảo đảm sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.
9. Công an tỉnh:
- Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu công trình trọng điểm, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và các điểm tổ chức sự kiện, lễ hội; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng dịp Tết để thực hiện các hoạt động khủng bố phá hoại.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trong ngành phối hợp thực hiện công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm mất ổn định thị trường; chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các phòng chức năng cấp huyện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ; tăng cường kiểm tra, thanh tra bảo đảm an toàn cháy, nổ nhất là các địa bàn trọng điểm, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
- Triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.
- Chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn: Tăng cường chất lượng dịch vụ ATM dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Mậu Tuất; có phương án dự phòng thành lập các tổ chi trả tiền mặt khi ATM không phục vụ đủ; tăng cường lực lượng bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn tại các kho tiền, điểm giao dịch của ngân hàng, các máy ATM.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
11. Cục Hải quan tỉnh:
Chỉ đạo thực hiện đúng quy định, quy trình thủ tục hải quan; tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tập trung tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
12. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu:
- Đối với các đơn vị sản xuất: Có kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu một các hợp lý, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt; điều tiết nguồn cung hợp lý và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong các dịp cao điểm; giám sát việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý găm hàng, nâng giá.
- Đối với các đơn vị kinh doanh: Tăng cường hợp tác tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước; chủ động triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm cung ứng tốt hàng hóa bình ổn nói chung và hàng Việt Nam nói riêng cho người dân.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND thực hiện giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-CTUBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 102/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 634/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 16/CT-UBND thực hiện giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Chỉ thị 01/CT-CTUBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 102/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 6Kế hoạch 383/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ về triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2017
- 7Chỉ thị 14/CT-BCT về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Kế hoạch 1237/KH-BCĐ389 năm 2017 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành
- 10Chỉ thị 16-CT/TW năm 2017 về tổ chức Tết năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Chỉ thị 48/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 04/CT-BTC năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 do Bộ Tài chính ban hành
Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý điều hành, thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 02/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định