Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT.UB

Long Xuyên, ngày 14 tháng 11 năm 1991

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, CẤP GIẤY QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG TỈNH.

Ba năm thi hành Luật đất đai (1988-1990), An Giang đã cơ bản ổn định trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng được những tài liệu về đất đai có giá trị phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đa. Đã đo đạc, chỉnh lý 60089 ha đất nông nghiệp, trong đó đo đạc lập bản đồ địa chính cho vùng lúa tăng vụ khu tức giác Long Xuyên 22.000 ha. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 54.508 hộ với diện tích 40083 ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện Luật đất đai vẫn còn một số mặt hạn chế do chưa được triển khai đầy đủ nên một số ngành, địa phương và người sử dụng đất chưa quán triệt sâu sắc Luật còn rất chậm. Từ đó việc lập bộ thuế, quản lý diện tích xây dựng kế hoạch sản xuất chưa chặt chẽ. Các thủ tục giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện rất lỏng lẻo và lúng túng. Sử lỏng lẻo, lúng túng, tùy tiện trong quản lý và xử lý cũng còn là nguyên nhân đưa đến tranh chấp ruộng đất, sang nhượng đất trái phép; nông dân chưa yên tâm làm chủ và Nhà nước thất thu thuế.

Để tăng cường công tác đo đạc, cấp giấy quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai trong Tỉnh đúng mục đích, phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất, UBND Tỉnh chỉ thị các ngành, các cấp thực hiện tốt các nội dung và biện pháp sau đây:

1- UBND Huyện, Thị phải khẩn trương chỉ đạo hoàn thành việc đo đạc ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân hết năm 1992 phải hoàn thành.

- Tổ chức sơ kết hàng năm, trước hết là tổ chức sơ kết 3 năm thi hành Luật đất đai, qua đó kiểm điểm những đơn vị xã phường chưa tổ chức thực hiện hoặc đã thực hiện chưa đạt kết quả cao, tìm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm để từ đó đề ra biện pháp tổ chức thực hiện tốt.

Tổ chức học tập thông suốt trong công nhân viên chức và đoàn thể, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ Luật đất đai, các chủ trương và kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSDĐ để tiến hành được nhanh.

Giấy chứng nhận QSDĐ là chứng thực pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng. Tổ chức và cá nhân được cấp giấy chứng nhận ngoài quyền lợi được hưởng như Luật đất đai quy định còn được ưu tiên vay vốn sản xuất, mua vật tư nông nghiệp, được xét cho sang nhượng thành quả lao động, chuyển quyền sử dụng đất, là chứng lý giải quyết tranh chấp.

- Phải tổ chức thực hiện theo từng công đoạn: đo đạc chỉnh lý, đăng ký, lập hồ sơ thủ tục và cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Làm tập trung theo lối cuốn chiếu, xong đến đâu cấp giấy đến đó. Không được tiến hành tràn lan, kết quả không đạt yêu cầu kỹ thuật rồi phải làm lại nhiều lần tốn kém công của.

UBND Huyện, Thị chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.

- Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận QSDĐ tương đương 1 giạ lúa/ha. Tiền thu lệ phí sử dụng cho chi phí tổ chức thực hiện theo định mức khoán từng công đoạn và hướng dẫn thu chi của Sở Tài chính - Vật giá và Sở Nông nghiệp.

- Cán bộ nông nghiệp huyện, có sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp, tổ chức lại đội ngũ cán bộ QLRĐ Huyện, Thị và xã, phường, có kế hoạch bổ sung và đào tạo bồi dưỡng đủ sức phục vụ cho yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- UBND Phường xã khi tổ chức đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận QSDĐ thực hiện nghiêm túc quy định về việc cấp giấy chứng nhận, có thông báo 3 lần cho nông dân đến đăng ký và nhận giấy chứng nhận - mỗi lần cách nhau 10 ngày. Quá thời gian trên, các hộ không chấp hành phạt gấp đôi tiền lệ phí. Đối với các hộ không chấp hành, nếu sau khi đo đạc diện tích, sẽ tiến hành truy thu thuế.

- Đồng thời với việc đo đạc chỉnh lý, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tiến hành phân hạng đất và lập lại bộ thuế, không truy thu thuế nông nghiệp đối với những hộ dư diện tích mà chấp hành tốt thời gian, thủ tục đăng ký và nhận giấy chứng nhận.

2- Ngành thuế Nông nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp giúp UBND cùng cấp thực hiện việc tổ chức đo đạc chỉnh lý, đăng ký, lập hồ sơ thủ tục và cấp giấy chứng nhận.

Giao cho Sở Nông nghiệp hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, cung ứng tư liệu, vật tư kỹ thuật, tạm ứng kinh phí, nghiệm thu kết quả và viết giấy chứng nhận không quá 30 ngày sau khi Huyện, Thị giao hồ sơ nghiệm thu.

3- Sở Nông nghiệp hướng dẫn trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng để các địa phương thống nhất thực hiện.

Nói chung, việc giao đất, thu hồi đất phải có ý kiến của ngành Nông nghiệp (cán bộ QLRĐ và địa chính) trước khi UBND cùng cấp ký quyết định. Việc giao đất theo trình tự: đo đạc, cấm móc giới, lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận do ngành Nông nghiệp chịu trách nhiệm.

Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu, cần chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích khác, hàng năm phải lập kế hoạch trước hoặc trong trường hợp đột xuất phải lập đầy đủ hồ sơ gởi về Sở Nông nghiệp xem xét tổng hợp trình UBND Tỉnh. Đối với những đơn vị, cá nhân không chấp hành, Sở Nông nghiệp có quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ thi công và trình UBND Tỉnh quyết định.

4- Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất nhưng không còn yêu cầu sử dụng đất nữa, muốn sang nhượng thành quả lao động hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải lập thủ tục theo quy định. Căn cứ nội dung xin chuyển quyền sử dụng đất, UBND xã chứng chuyển UBND Huyện, tùy theo thẩm quyền cho phép và UBND mà UBND Huyện quyết định hay chứng chuyển lên UBND Tỉnh. Nghiêm cấm việc sang nhượng thành quả hoặc chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho người không có hộ khẩu trong Tỉnh. Đối với các tổ chức hoặc cá nhân không chấp hành khi phát hiện sẽ tịch thu toàn bộ tiền sang nhượng trái phép.

5- Từ nay, việc tham mưu giúp UBND Tỉnh thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp – lâm nghiệp, đất thổ cư, đất hoang hóa giao đất cho Sở Nông nghiệp chịu trách nhiệm. Đất trong vùng quy hoạch thị xã, thị trấn đã được Chủ tịch UBND Tỉnh và HĐBT phê duyệt giao cho Sở Xây dựng chịu trách nhiệm. Đất làm thủy lợi, giao thông; việc xây dựng và sửa chữa nhà, phố nhất thiết phải có ý kiến của Sở Nông nghiệp hoặc Sở Xây dựng (nếu đất quy hoạch đô thị) ký vào văn bản của đương sự trước khi trình UBND Tỉnh phê duyệt. Giao cho Sở Nông nghiệp và Sở Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tinh thần chỉ thị này.

Yêu cầu UBND các Huyện, Thị, các Sở, Ban ngành Tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc báo cáo về UBND Tỉnh để giải quyết kịp thời.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU - TT.HĐND
- TT.UB
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể Tỉnh.
- UBND các Huyện, Thị
- Chánh, phó VP.UB
- Các khối NC.VPUB
- Lưu.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn MinhNhị