- 1Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/CT-UBND | Bình Định, ngày 17 tháng 12 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, Quyết định số 48/2013/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Quy định về chính sách và lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Về lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng:
a. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Việc sử dụng VLXKN tuân thủ theo lộ trình đã được Bộ Xây dựng thống nhất tại Văn bản số 1440/BXD-VLXD ngày 12/7/2013, cụ thể:
- Tại thành phố Quy Nhơn phải sử dụng 100% VLXKN kể từ ngày 01/01/2015;
- Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN trong năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100% VLXKN.
b. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ ngày 01/01/2015 phải sử dụng tối thiểu 30% VLXKN và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây);
c. Trường hợp tại thời điểm thiết kế, thi công xây dựng công trình, nguồn cung cấp VLXKN trên địa bàn tỉnh Bình Định không đủ hoặc chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, Chủ đầu tư có văn bản báo cáo Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định cho phép sử dụng hoặc thay thế vật liệu xây bằng gạch đất sét nung;
d. Khuyến khích sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng thuộc các nguồn vốn khác ngoài vốn Nhà nước;
đ. Các công trình đã được cấp phép xây dựng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trước ngày Chỉ thị này có hiệu lực thì thực hiện như Giấy phép đã được cấp hoặc Quyết định đã được phê duyệt; khuyến khích Chủ đầu tư thay đổi thiết kế để sử dụng VLXKN.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Sở Xây dựng:
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; kịp thời hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng VLXKN trong công trình phù hợp theo quy định;
- Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; giới thiệu, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất VLXKN theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Xây dựng và công bố đơn giá xây dựng công trình sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây không nung hằng tháng để Chủ đầu tư dự án tham khảo, áp dụng;
- Kiểm tra việc sử dụng VLXKN theo lộ trình, tỷ lệ đối với từng công trình, dự án đầu tư trong quá trình thẩm tra thiết kế - dự toán;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép không sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình có yêu cầu đặc thù thuộc thẩm quyền xem xét chấp thuận của UBND tỉnh theo quy định tại Điểm d, Khoản 7, Điều 4 Thông tư số 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXKN.
- Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá tình hình đầu tư sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, VLXKN của các tổ chức, cá nhân để báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh theo quy định.
b. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị chịu trách tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn hoặc tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 02/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 5Quyết định 1938/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Kế hoạch 05/KH-UBND về tổ chức triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình xóa bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 6Quyết định 264/QĐ-UBND.HC năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Chỉ thị 02/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 8Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9Quyết định 1938/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Kế hoạch 05/KH-UBND về tổ chức triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình xóa bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 10Quyết định 264/QĐ-UBND.HC năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 11Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chỉ thị 02/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 02/2014/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Hồ Quốc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực