ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2007/CT-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRONG MÙA KHÔ NĂM 2007
Thực hiện Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và Công văn số 3184/BNN-KL ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2006 - 2007;
Căn cứ tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố năm 2006 và khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thời tiết năm 2007 sẽ xuất hiện hiện tượng Elnino vào mùa khô trên phạm vi cả nước, cần đề phòng khô hạn trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng rất cao, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện nơi có rừng cần quan tâm chỉ đạo thực hiện những nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các quận - huyện nơi có rừng:
1.1. Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng của cấp mình.
1.2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và phương án tổ chức chữa cháy rừng của cấp quận - huyện, phường - xã theo phương châm: Lấy phòng cháy là chính và thực hiện 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ.
1.3. Chỉ đạo các phường - xã nơi có rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; triển khai thành lập tổ xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo Công an xã - phường tổ chức kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị chủ rừng và hộ gia đình trồng các loài cây có nguy cơ cháy cao (cao su, mía…) tiến hành quét dọn lá khô và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đổ, đốt rác thải, đốt đồng cỏ trong khu vực có rừng vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
1.4. Cân đối ngân sách của địa phương đầu tư trang bị công cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các xã - phường nơi có rừng.
2. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 21/TTg-12/TTg của thành phố (Chi cục Kiểm lâm): Rà soát và tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo; phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn là thành viên Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; theo dõi tình hình thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có chỉ đạo kịp thời.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thực hiện:
3.1. Phối hợp cùng Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố lập phương án tổ chức chữa cháy rừng cấp thành phố trong quí I năm 2007 trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
3.2. Phối hợp cùng Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho cán bộ phụ trách phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở; hướng dẫn giúp các quận - huyện, phường - xã nơi có rừng và các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng;
3.3. Phối hợp các cơ quan báo, đài của Trung ương và thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.
3.4. Tổ chức cập nhật thông tin hai chiều về dự báo cấp nguy cơ cháy rừng và tình hình cháy rừng trên địa bàn thành phố;
3.5. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuần tra, kiểm tra, nhắc nhở mọi cá nhân, tổ chức hoạt động trong vùng có rừng thực hiện các chế độ, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố: Chỉ đạo các bộ phận tham mưu, các Trung tâm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khu vực tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy chung; đồng thời phối hợp, hỗ trợ Chi cục Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân các cấp nơi có rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
5. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đóng quân trên địa bàn nơi có rừng thường xuyên tổ chức quán triệt cho cán bộ chiến sĩ, học viên nêu cao ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng lửa trong sinh hoạt và trong diễn tập, gắn công tác phòng chống cháy nổ với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; lập kế hoạch tổ chức huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
6. Sở Tài chính thành phố: Kịp thời xét cấp, bảo đảm kinh phí cho nhu cầu thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích rừng phòng hộ của thành phố theo quy định.
7. Chế độ trực, báo cáo và thông tin báo cháy:
7.1. Các cơ quan chuyên trách phòng cháy, chữa cháy rừng và các đơn vị chủ rừng tổ chức trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ trong ngày suốt các tháng mùa khô.
7.2. Ngay sau khi nhận được Chỉ thị này, hàng ngày (từ 15 giờ đến 16 giờ) các đơn vị chủ rừng báo cáo nhanh tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng về Chi cục Kiểm lâm - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 21/TTg-12/TTg của thành phố theo số điện thoại: 8552501 để kịp thời tổng hợp và báo cáo tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng cho Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy rừng Trung ương.
7.3. Khi xảy ra tình huống cháy rừng, đơn vị chủ rừng thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị để huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy theo các số điện thoại như sau:
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp: Điện thoại số 114;
- Chi cục Kiểm lâm: Điện thoại số 8552501;
- Phòng Kinh tế quận 9: Điện thoại số 8973224;
- Phòng Kinh tế huyện Hóc Môn: Điện thoại số 8910377;
- Phòng Kinh tế huyện Bình Chánh: Điện thoại số 7602130;
- Phòng Kinh tế huyện Củ Chi: Điện thoại số 8920371;
- Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ: Điện thoại số 8740208.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã có rừng nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này, quyết không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 598/2003/QĐ-TTg bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy Rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2006-2007 do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Quyết định 598/2003/QĐ-TTg bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy Rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 21/2002/CT-TTg về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2006-2007 do tỉnh Sơn La ban hành
Chỉ thị 02/2007/CT-UBND về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2007 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 02/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/01/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Trung Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 21/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực