Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2007/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 01 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong những năm qua, công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh ta được các cấp, các ngành chú trọng thực hiện nên đã đạt những kết quả đáng khích lệ, kịp thời phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và nhân dân. Qua đó góp phần vào việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội cũng như nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi bức thiết của xã hội, nhất là các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chậm triển khai đến các tổ chức và công dân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, đầu tư thỏa đáng về nhân lực, thời gian và kinh phí cho công tác này.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 31/CT-TU ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quán triệt cho cán bộ và nhân dân tại địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, coi đây là một nhiệm vụ không thể tách rời với việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế, trước mắt cần tập trung vào một số nội dung:
a) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành có tầm ảnh hưởng và liên quan mật thiết đến cán bộ và nhân dân, bằng nhiều biện pháp, mọi hình thức phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn dân cư.
b) Kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của UBND các huyện, thành phố và tổ chức pháp chế các Sở, Ngành làm nòng cốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật, bố trí kinh phí, cán bộ có năng lực chuyên môn theo dõi, thực hiện công tác này tại các cơ quan, đơn vị.
c) Quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thấy rõ việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên của mình, gắn việc nghiên cứu, học tập và chấp hành pháp luật vào việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tiêu chuẩn để xem xét thi đua, khen thưởng hằng năm.
2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đến năm 2010 trình UBND tỉnh ban hành; xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức các hội nghị để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; đồng thời có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật tỉnh, huyện.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm: Tham mưu các hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; chủ trì phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá - Thông tin, Ban An toàn giao thông tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh- Truyền hình và UBND các huyện, thành phố để đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời về kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh. Phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm, AIDS, về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, các tệ nạn trong học đường... Phối hợp với các cơ quan liên quan bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường vai trò của cán bộ, công chức xã phường, thị trấn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền pháp luật miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
4. Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi: Tăng cường thời lượng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật trên báo và trên truyền hình, coi trọng việc biểu dương các nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến trong việc thi hành, chấp hành pháp luật. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số, sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc phổ biến thông tin pháp luật, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng biên soạn thông tin pháp luật cho cán bộ đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.
5. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và các hội viên. Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với các phong trào, các chương trình như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, phong trào phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, hoạt động hoà giải ở cơ sở, việc xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước.
Giao Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo và khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 28/CT-UB-NC năm 1997 về tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 06/1998/CT-UB tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân do Tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 249/2006/QĐ-UBND phê duyệt 04 Kế hoạch chi tiết thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 1758/2006/QĐ-UBND thành lập Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Chỉ thị 21/2006/CT-UBND tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định số 731/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016
- 8Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2013
- 1Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 4Chỉ thị 28/CT-UB-NC năm 1997 về tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 06/1998/CT-UB tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân do Tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Quyết định 249/2006/QĐ-UBND phê duyệt 04 Kế hoạch chi tiết thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 1758/2006/QĐ-UBND thành lập Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Chỉ thị 21/2006/CT-UBND tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định số 731/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016
Chỉ thị 02/2007/CT-UBND về đẩy mạnh công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 02/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Xuân Huế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra