Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2000/CT-NHNN15 | Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2000 |
Sau 6 năm thực hiện Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, có thể khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình này là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Thông qua việc huy động vốn và cho vay tại chỗ đối với các thành viên trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì qua tổng kết 6 năm thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân cũng cho thấy thực tế đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém phát sinh như: một số quỹ tín dụng nhân dân chưa bám sát mục tiêu, tính chất hoạt động là tương trợ cộng đồng, có biểu hiện chạy theo lợi nhuận; chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ tín dụng, lãi suất, tài chính, hạch toán kế toán; trình độ cán bộ còn bất cập so với yêu cầu thực tế; mối liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân còn lỏng lẻo v.v..
Nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian tới, đặc biệt là sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị liên quan trong ngành Ngân hàng quán triệt và thực hiện tốt những biện pháp sau:
3. Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ sau đây trên cơ sở đã tổng kết điểm quỹ tín dụng nhân dân:
a. Hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân trình Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc chấm dứt thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
b. Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và hoàn thiện nhằm phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sau tổng kết thí điểm và những năm kế tiếp.
c. Trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội đối với quỹ tín dụng nhân dân sau khi kết thúc thí điểm và phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân các cấp đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nhằm đảm bảo các quỹ hoạt động đúng hướng, an toàn.
a. Hoàn thiện mô hình quỹ tín dụng nhân dân theo hướng xây dựng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tổ chức trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên và tổ chức liên kết phát triển hệ thống; trong đó, mỗi quỹ tín dụng nhân dân là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính, nhưng được liên kết chặt chẽ để quản lý hoạt động và thực hiện điều hoà vốn, thanh toán và các dịch vụ khác thông suốt, nhanh nhạy trong toàn hệ thống; đồng thời có sự kiểm soát trong nội bộ hệ thống, bảo đảm cho hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân có hiệu quả, an toàn, đúng pháp luật.
b. Xây dựng lộ trình để chuyển mô hình quỹ tín dụng nhân dân 3 cấp thành mô hình 2 cấp; có bước đi thích hợp để phát triển Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương hoạt động theo quy định như Ngân hàng Thương mại nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ cho cả hệ thống, đồng thời đóng vai trò hướng dẫn, đào tạo và giám sát, kiểm tra đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
c. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trình Chính phủ ban hành, trong đó khẳng định quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính nhằm mục tiêu tương trợ, hợp tác trong nội bộ các thành viên trên địa bàn một xã, phường, thị trấn.
d. Sớm ban hành Điều lệ mẫu về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
đ. Ban hành quy chế thanh tra, giám sát đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận quản lý và bộ phận thanh tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ thực hiện công tác quản lý, thanh tra quỹ tín dụng nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đối với quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn mới.
e. Nghiên cứu đề nghị các bộ, ngành có liên quan và Chính phủ có biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình triển khai đề án củng cố, hoàn thiện quỹ tín dụng nhân dân nhằm bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra; đồng thời có chính sách ưu đãi lâu dài, ổn định (về thuế, bảo hiểm, xử lý rủi ro, cơ chế tài chính...) để hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân phát triển đúng hướng, lành mạnh.
a. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã được chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả: cần phát huy những mặt mạnh, xem xét các mặt yếu kém tồn tại để có biện pháp khắc phục, bảo đảm quỹ tín dụng hoạt động theo đúng mục tiêu, đúng quy định của pháp luật; xem xét cho phép một số quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có đủ điều kiện triển khai làm đại lý cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo để rút kinh nghiệm áp dụng rộng rãi trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
b. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không đủ điều kiện chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã nhưng hoạt động yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán không thể củng cố vươn lên được, phải kiên quyết thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Phương án xử lý phải đề ra các giải pháp cụ thể, cách thức tiến hành đối với từng quỹ, có tính đến đặc thù của địa phương, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có sự phối hợp trong chỉ đạo xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất những biến động gây mất ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn.
c. Xây dựng phương án xử lý đối với các quỹ tín dụng nhân dân liên xã, liên phường theo hướng chỉ hoạt động trên phạm vi 1 xã, 1 phường; sáp nhập các quỹ tín dụng nhân dân đô thị với các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên địa bàn, nơi không có Ngân hàng Thương mại cổ phần thì có phương án thu hẹp hoạt động từng phần, tiến tới thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Việc xử lý đối với các quỹ này cần hết sức thận trọng, tránh gây xáo trộn, gây mất ổn định ở địa phương, thời gian hoàn thành chậm nhất cuối năm 2001.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đơn vị báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để giải quyết.
| Lê Đức Thuý (Đã ký)
|
- 1Quyết định 1154/2001/QĐ-NHNN Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 25/2012/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Chỉ thị 02/2000/CT-NHNN15 triển khai các nhiệm vụ nhằm củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sau giai đoạn thí điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 02/2000/CT-NHNN15
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/01/2000
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/01/2000
- Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra