- 1Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Chỉ thị 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2012/CT-UBND | Bến Tre, ngày 12 tháng 4 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giáo dục, tổ chức và vận động nhân dân vượt qua khó khăn thử thách để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận chính quyền trên địa bàn tỉnh, đã tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao trách nhiệm và năng lực công tác vận động quần chúng của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Các chủ trương, chính sách; các chương trình, đề án về phát triển kinh tế - xã hội khi triển khai thực hiện đã gắn với công tác vận động quần chúng, phát huy được sức mạnh toàn dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” có nhiều chuyển biến tích cực; sự phối hợp giữa chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận khá chặt chẽ, góp phần tạo nên sự đồng thuận trong giải quyết những vấn đề phát sinh, những bức xúc trong nội bộ nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng về công tác vận động quần chúng của Đảng, chính quyền nên một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nghiêm túc lắng nghe ý kiến của nhân dân, tác phong làm việc còn quan liêu, cửa quyền, nặng về biện pháp mệnh lệnh, hành chính, áp đặt, coi nhẹ việc vận động, thuyết phục. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở một số địa phương đối với công tác vận động quần chúng chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao.
Để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác vận động quần chúng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre Chỉ thị:
1. Các sở, ban ngành tỉnh:
a) Căn cứ Chỉ thị này, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác vận động quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Phân công một đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách công tác vận động quần chúng.
b) Phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
c) Công khai minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước về chủ trương, chính sách, pháp luật, về chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các khoản thu, chi ngân sách và các nguồn khác, thủ tục hành chính và các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, phân công và chế độ trách nhiệm, chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan trực tiếp quản lý có hành vi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng phong cách, trách nhiệm của cán bộ, công chức theo nội dung: “Ba không, ba nên, ba cần” đi vào đời sống.
đ) Phối hợp với các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác vận động quần chúng.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung tại Khoản 1, Chỉ thị này.
b) Phối hợp với Ban Dân vận cùng cấp chỉ đạo, kiểm tra ngành, đơn vị trực thuộc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác vận động quần chúng; định kỳ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác vận động quần chúng.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân tham gia quản lý nhà nước; giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực thi pháp luật và hoạt động của cơ quan chính quyền các cấp.
d) Bảo đảm kinh phí hoạt động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
đ) Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt “Năm dân vận của chính quyền” và phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 766/KH-UBND-BDVTU của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh uỷ về phối hợp thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính quyền.
e) Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt về công tác vận động quần chúng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức chính quyền về công tác vận động quần chúng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức:
a) Nâng cao nhận thức và gương mẫu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của địa phương về công tác vận động quần chúng.
b) Thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
c) Dành nhiều thời gian đi cơ sở để có điều kiện sâu sát thực tiễn, gặp gỡ, tiếp xúc với dân, tổ chức đối thoại với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; đồng thời, tích cực tuyên truyền về chính sách pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và chấp hành.
d) Thực hiện tốt việc tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức mình đang làm việc.
Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Chỉ thị 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 08/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác vận động quần chúng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 01/2012/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực