UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2012/CT-UBND | Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn ngừa bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nguồn nước bằng nhiều giải pháp khác nhau vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Tuy nhiên, việc xả các chất thải, nước thải chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước còn nhiều; hoạt động, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phổ biến ở nhiều nơi nhất là ở thượng nguồn các lưu vực sông gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; việc khai thác và phá rừng bừa bãi làm hạn chế, mất khả năng giữ nước; bên cạnh đó, thời tiết diễn biến hết sức bất thường do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn ra với cường độ và tần suất ngày càng cao, bất thường và khó kiểm soát đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trên lưu vực; nhiều lúc, nhiều nơi không đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân.
Từ những nguyên nhân trên, nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước lưu vực các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng nguồn cấp nước sạch cho hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh giao nhiệm vụ:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng đề án điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực các sông trên địa bàn tỉnh; xây dựng và duy trì hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng và xả nước thải vào lưu vực sông;
- Điều tra, thống kê và phân loại các nguồn thải, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trên lưu vực sông; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xả chất thải, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn về môi trường vào lưu vực sông. Không giải quyết thủ tục cấp giấy phép xả nước thải đối với các tổ chức, cá nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở các lưu vực sông;
- Tập trung thực hiện các chương trình, dự án thu hút đầu tư vào lưu vực sông, chú trọng hợp tác và phát triển, thu hút đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế;
- Tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và xả nước thải vào tài nguyên nước lưu vực sông cho các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư; tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện, xã nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông cho việc nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nông thôn;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt đúng theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh hoạt nông thôn và nhu cầu sử dụng nước trong kỳ tiếp theo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình để giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra, bảo vệ các khu vực có nguy cơ bị lũ, lụt, hạn hán, bảo đảm các tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với từng lưu vực sông;
- Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng đầu nguồn, phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ phát triển rừng; khôi phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.
3. Sở Xây dựng
- Khi lập và thẩm định các quy hoạch ngành phải có quy hoạch vùng đệm bảo hộ các hồ thủy lợi, thủy điện và nguồn nước sinh hoạt, phải tuân thủ phân định vùng xả thải vào tài nguyên nước lưu vực sông;
- Khi thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải lưu lượng vượt 10 m3/ngày.đêm vào lưu vực sông thì hồ sơ phải có hạng mục công trình xử lý nước thải;
- Đối với các công trình có sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông phải có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới thẩm định cấp phép.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan:
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, công tác quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn pháp khác; tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí theo đề xuất của các huyện, thành phố để thực hiện các dự án xử lý cải tạo những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, nạo vét, khơi dòng những đoạn sông bị bồi lấp;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: trong quá trình thẩm định các dự án, đề án cần chú ý đến nội dung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực sông;
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lưu vực sông vào sản xuất và đời sống;
- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy nội địa và xây dựng các công trình giao thông đường thủy nội địa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa; việc neo đậu buôn bán trái phép của các phương tiện vận tải trên sông;
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ thủy điện, sản xuất công nghiệp; tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nêu trên gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
- Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp do mình quản lý có hoạt động sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào các lưu vực sông, thường xuyên kiểm tra việc vận hành và chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.
5. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát, tình hình chấp hành Luật Tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng và xả nước thải gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên nước lưu vực sông.
6. UBND huyện, thành phố
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước của tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch điều tra, đánh giá, khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông do địa phương quản lý;
- Xử lý cải tạo những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, nạo vét, khơi dòng những đoạn sông quan trọng, kè bờ những đoạn sông xung yếu cần thiết; xây dựng các công trình, trạm xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông cho cán bộ và cộng đồng.;
- Tổ chức kiểm tra, rà soát các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực sông, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp. Phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép, sai giấy phép và xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả lưu vực sông gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
7. Các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải lập hồ sơ để được thẩm định cấp giấy phép trước khi khai thác, sử dụng; đồng thời phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả;
- Đối với hoạt động xả nước thải vào lưu vực sông thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghiêm cấm xả thải vào lưu vực sông các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 33/2009/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Quyết định 62/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 50/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Quyết định 06/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 33/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 1714/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9Quyết định 2709/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 1Luật Tài nguyên nước 1998
- 2Quyết định 33/2009/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 62/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 50/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6Quyết định 06/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 33/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 8Quyết định 1714/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Quyết định 2709/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 01/2012/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/01/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực